Kiến thức y học

Gói khám tầm soát tuyến giáp

Cập nhật lúc: 10:16:49 SA - 25/03/2024



 

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình cánh bướm nằm phía trước cổ, giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chức năng của tuyến giáp là bài tiết, dự trữ và giải phóng 2 loại hormone T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine) để duy trì quá trình trao đổi chất cân bằng bên trong cơ thể.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh tuyến giáp. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao gấp 5 lần so với nam giới.

 

Bệnh lý tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp là thuật ngữ dùng chung để chỉ những rối loạn hormone do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít.

Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone, không đủ để duy trì nhịp độ chuyển hóa bình thường của cơ thể, dẫn đến bệnh suy giáp.

Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, tốc độ chuyển hóa tăng bất thường, dẫn đến bệnh cường giáp.

Một số bệnh khác có thể không liên quan đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp như bướu giáp (nhân giáp), ung thư tuyến giáp. (2)

 

Phân loại bệnh lý tuyến giáp

Cường giáp: xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Suy giáp: xảy ra khi tuyến giáp không tiết đủ hormone, làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Bướu giáp còn gọi là bướu cổ, hình thành do kích thước tuyến giáp gia tăng hoặc sự phát triển tế bào bất thường.

Ung thư tuyến giáp: xảy ra khi tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp chia thành hai nhóm: ung thư tuyến giáp thể biệt hoá và ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá.

 

Nguyên nhân gây bệnh lý tuyến giáp

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp khá đa dạng và được hình thành nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tuyến giáp có thể kể đến như:

  • Bệnh sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp.
  • Mắc các bệnh lý như thiếu máu ác tính, đái tháo đường, suy tuyến thượng thận nguyên phát, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Turner.
  • Dùng thuốc có nhiều iod.
  • Người từ 60 tuổi trở lên, đặc biệt phụ nữ.
  • Đã từng phẫu thuật hoặc điều trị bệnh tuyến giáp hoặc ung thư.

Ngoài ra, yếu tố di truyền và lối sống như thói quen hút nhiều thuốc lá, uống nhiều bia rượu, căng thẳng thường xuyên kéo dài cũng có thể gây rối loạn tuyến giáp.

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tuyến giáp

Bất kỳ sự thay đổi nào của tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Sau đây là những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh về tuyến giáp: 

  • Cơ thể mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm
  • Thay đổi cân nặng, tăng cân hoặc sụt cân không rõ nguyên do. 
  • Nhạy cảm với nhiệt độ, nóng lạnh thất thường
  • Ngủ không ngon giấc, mất ngủ, thiếu ngủ
  • Gặp các vấn đề ở cổ họng như sưng, đau, khó nuốt hoặc thở, khàn giọng,…
  • Da khô, phát ban bất thường, tóc khô dễ gãy rụng, móng tay giòn.
  • Các bệnh về tiêu hóa, có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy dai dẳng, hội chứng ruột kích thích.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tăng nguy cơ sẩy thai, hiếm muộn vô sinh.
  • Suy giảm thị lực, có vấn đề về mắt như đỏ, sưng, mờ, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng. 
  • Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung dẫn đến giảm năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
  • Có vấn đề về cơ xương khớp như đau nhức, viêm cơ xương khớp, hội chứng ống cổ tay.

 

Biến chứng bệnh lý tuyến giáp

Suy giáp khi tuyến giáp hoạt động kém có thể gây ra các biến chứng:

  • Phì đại tuyến giáp, bướu cổ
  • Mắc các vấn đề về tim mạch
  • Tổn thương thần kinh, gây ngứa ran, tê, đau ở chân, cánh tay hoặc các vùng bị ảnh hưởng khác
  • Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non
  • Gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần, rối loạn lo âu, trầm cảm 

Cường giáp khi tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây ra biến chứng như: 

  • Các vấn đề về mắt: mắt lồi, mờ, thậm chí mất thị lực
  • Tim mạch: nhịp tim nhanh, suy tim
  • Loãng xương
  • Da đỏ, sưng tấy ở cẳng chân và bàn chân
  • Nhiễm độc giáp

 

Phòng tránh bệnh lý tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp không có biện pháp để phòng tránh tuyệt đối nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các thói quen đơn giản như:

  • Duy trì lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng.
  • Vận động thể chất đều đặn 30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi tuần.
  • Không tiếp xúc với tia phóng xạ, bức xạ, các hóa chất độc hại.
  • Đảm bảo đồ bảo hộ đạt tiêu chuẩn nếu làm việc trong môi trường độc hại
  • Tự kiểm tra vùng cổ bằng cách đứng trước gương và ngửa cổ ra sau để xem có biểu hiện gì khác lạ hay không. 
  • Tuyệt đối không tự ý điều trị, đến bệnh viện thăm khám tư vấn bác sĩ ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể.
  • Có chế độ ăn uống cân bằng, tăng lượng rau xanh, các loại trái cây, củ quả. Hạn chế chất béo nguy hại, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Bổ sung đầy đủ i-ốt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ một số thực phẩm như tảo, rong biển, hải sản…
  • Hạn chế sử dụng thức uống có cồn, chất kích thích
  • Giữ cân nặng ổn định, tránh thừa cân béo phì, đây còn là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng khác.

 

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm kết hợp tầm soát sớm bệnh lý tuyến giáp

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 12 tháng một lần là biện pháp đơn giản giúp phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể ngay cả khi chưa có những triệu chứng của bệnh. Khuyến cáo, người từ 40 tuổi trở lên và người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp nên tầm soát bệnh tuyến giáp để chủ động thay đổi lối sống, phòng bệnh hiệu quả và can thiệp điều trị kịp thời.

Các triệu chứng bệnh tuyến giáp rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng các vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ chẩn đoán bệnh tuyến giáp dựa vào biểu hiện thực thể, thăm khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm.

Người có bệnh lý nền mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị để có sự điều chỉnh phù hợp, quan trọng là ngăn ngừa nguy cơ biến chứng gây ra bệnh lý tuyến giáp.

 

Gói khám tầm soát bệnh lý tuyến giáp tại Bệnh viện An Sinh

Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám của nhiều người, Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh đã triển khai gói khám tầm soát bệnh lý tuyến giáp sau đây: 

 

STT

Danh mục khám

Giá (đồng)

1

Khám nội tiết

200,000

2

Xét nghiệm

 

 

 + Công thức máu

108,000

 

 + FT4

112,000

 

 + FT3

112,000

 

 + TSH

112,000

 

 + AntiTPO

192,000

 

 + Anti Tg

192,000

3

Chẩn đoán hình ảnh - chức năng

 

 

 + Điện tim thường quy

150,000

 

 + Siêu âm tuyến giáp

250,000

 

 + Siêu âm tim

350,000

 

Tổng phí

1,778,000

  

Ngoài ra, Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh còn triển khái các gói khám sức khỏe tầm soát bệnh lý khác, mời bạn bấm vào đường dẫn để tham khảo:

Gói khám tầm soát biến chứng ở người bệnh đái tháo đường

$ Tổng giá trị gói khám chỉ với 3.327.000 đồng

Gói khám tầm soát bệnh lý tuyến giáp

$ Tổng giá trị gói khám chỉ với 1.778.000 đồng

Gói khám tầm soát ung thư phổi

$ Tổng giá trị gói khám chỉ với 3.207.500 đồng 

 

Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc tư vấn ngay, bạn vui lòng liên hệ Khoa Khám bệnh (028) 38457777 – 111, 222, 271

 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc. 

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

 

 

Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.