Kiến thức y học

Gói khám tầm soát biến chứng bệnh đái tháo đường

Cập nhật lúc: 10:14:37 SA - 25/03/2024



 

Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019 có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường), dự kiến tăng lên 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. 

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tăng gấp đôi trong vòng 10 qua. Ước tính trung bình cứ 10 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh đái tháo đường, cứ 2 người có 1 người không biết mình mắc bệnh. 

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường gia tăng ở mức báo động với nhiều biến chứng nghiêm trọng như tim mạch, thần kinh, thận, mắt… trở thành nỗi lo cho người. 

Chủ động thăm khám tầm soát sớm bệnh lý đái tháo đường và tầm soát sớm biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra rất quan trọng và cần thiết, giúp phát hiện sớm nguy cơ tiềm ẩn ngay cả khi chưa có dấu hiệu của bệnh, từ đó có biện pháp phòng bệnh hiệu quả và điều trị kịp thời.

 

Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường còn gọi là tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

 

Phân loại bệnh đái tháo đường

·   Đái tháo đường típ 1 do sự phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu hụt insulin.

·   Đái tháo đường típ 2 do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.

·   Đái tháo đường thai kỳ, thường được bác sĩ chẩn đoán vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ dù không mắc bệnh đái tháo đường trước đó.

 

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường

Glucose (đường) là một chất cần thiết cho cơ thể. Đường được chuyển hóa từ thực phẩm thành nguồn năng lượng cho các tế bào và được dự trữ trong gan. Máu sẽ vận chuyển đường đến các mô giúp hấp thụ glucose cho tế bào. Quá trình trao đổi chất bất thường sẽ khiến glucose không thể đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể, hậu quả là lượng đường tích tụ lại trong máu. Sự tích lũy đường theo thời gian sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. 

Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường là:

Thói quen ăn uống nhiều đường và chất béo 

Mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch

Thể trạng thừa cân, béo phì.

Mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, đề kháng insulin

Bệnh sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, con mắc bệnh đái tháo đường.

Tiền sử đái tháo đường hoặc tiền sản giật thai kỳ

Tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ, sinh con to trên 4 ký

Bị rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết đói

Nữ giới bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Mắc hội chứng đề kháng insulin

Căng thẳng, lo âu, mất ngủ thường xuyên và kéo dài

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh đái tháo đường thường khó nhận biết bởi dấu hiệu mờ nhạt. Hầu hết mọi người không biết mình mắc bệnh cho đến khi bệnh xuất hiện biến chứng mới bắt đầu thăm khám và điều trị.

 

Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh đái tháo đường:

Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

Nhanh đói, nhanh khát

Tiểu nhiều vào ban đêm

Sụt cân không rõ nguyên do

Vết thương lâu hoặc khó lành

Dễ bị nhiễm trùng, nấm

Suy giảm thị lực, nhìn mờ

Cảm giác tê bì chân, bàn chân

Gặp vấn đề về giấc ngủ

 

Đối tượng cần tầm soát bệnh đái tháo đường

Có yếu tố bệnh sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường.

Thể trạng thừa cân, béo phì, có BMI ≥ 23 kg/m².
Thói quen uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá.

Không hoạt động thể chất thường xuyên.

Tiền sử rối loạn đường máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp đường.

Mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu

Tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4,0 kg.
Nữ giới mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

 

Phòng tránh đái tháo đường

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là một bước tiến lớn trong việc phòng ngừa nguy cơ khởi phát và biến chứng bệnh đái tháo đường. Phòng bệnh đái tháo đường còn có ý nghĩa rất quan trọng nếu bạn có yếu tố nguy cơ cao. 

Giảm cân nếu thừa cân béo phì

Theo Hiệp hội Đái tháo đường (IDF) khuyến cáo giảm từ 7 – 10% trọng lượng cơ thể có thể giảm đến 60% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và các vấn đề sức khỏe khác.

Duy trì vận động 30 phút mỗi ngày

Khoa học đã chứng minh vận động thể chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, bao gồm giảm cân, ổn định đường huyết và tăng độ nhạy với insulin để giữ đường huyết ở mức đường huyết. 

Chế độ ăn uống hợp lý

Thực phẩm giàu chất xơ và chất béo lành thúc đẩy giảm cân, làm chậm quá trình hấp thụ đường sẽ làm giảm lượng đường trong máu, tăng mức cholesterol tốt còn có lợi cho sức khỏe tim mạch. Một chiến lược đơn giản lựa chọn thực phẩm lành mạnh và có khẩu phần ăn uống lành mạnh là:

Chia đĩa thức ăn thành 3 phần:

  • Một nửa: rau xanh, trái cây không chứa tinh bột
  • Một phần tư: ngũ cốc nguyên hạt
  • Một phần tư: thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như các loại đậu, cá hoặc thịt nạc 

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm kết hợp tầm soát bệnh đái tháo đường

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 12 tháng là thói quen đơn giản giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ấn gây bệnh đái tháo đường, chủ động thay đổi lối sống, phòng bệnh hiệu quả và điều trị kịp thời. Người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nên thực hiện tầm soát sớm. 

Người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tim mạch, tiền đái tháo đường, rối loạn mỡ máu cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị để có sự điều chỉnh phù hợp, quan trọng là ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra. 

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực tới các cơ quan chức năng khác của cơ thể như mạch máu, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, tăng nguy cơ tiền sản giật thai kỳ. 

 

Gói khám tầm sát biến chứng ở người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện An Sinh 

Nhằm đáp ứng yêu cầu thăm khám của nhiều người, Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh đã triển khai Gói khám tầm soát biến chứng ở người bệnh đái tháo đường sau đây: 

STT

Danh mục khám

Giá (đồng)

1

Khám nội tiết

200,000

2

Xét nghiệm

 

 

 - Đường huyết lúc đói

45,000

 

 - HbA1C

213,000

 

 - Độ lọc cầu thận (eGFR/Cystatin C)

200,000

 

 - Chức năng gan:

 

 

 + SGOT

45,000

 

 + SGPT

45,000

 

 + GGT

45,000

 

 - Bộ mỡ:

192,000

 

 + Cholesterol total

 

 + Cholesterol HDL

 

 + Cholesterol LDL

 

 + Non HDL - C

 

 - Acid uric máu

45,000

3

Xét nghiệm nước tiểu

 

 

 + Tổng phân tích nước tiểu

58,000

 

 + Tỷ lệ Microalbumin/Creatinin niệu

89,000

4

Chẩn đoán hình ảnh - chức năng

 

 

 + Điện tim thường quy

150,000

 

 + Siêu âm bụng

250,000

 

 + Siêu âm mạch cảnh màu

270,000

 

 + Siêu âm mạch máu chi dưới

500,000

 

 + Siêu âm tim

350,000

 

 + X-quang tim phổi thẳng không in phim

230,000

5

Khám mắt

200,000

6

Đo nhãn áp

50,000

7

Soi đáy mắt

150,000

 

Tổng phí

3,327,000

  

Ngoài ra, Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh còn triển khái các gói khám sức khỏe tầm soát bệnh lý khác, mời bạn bấm vào đường dẫn để tham khảo:

Gói khám tầm soát biến chứng ở người bệnh đái tháo đường

$ Tổng giá trị gói khám chỉ với 3.327.000 đồng

Gói khám tầm soát bệnh lý tuyến giáp

$ Tổng giá trị gói khám chỉ với 1.778.000 đồng

Gói khám tầm soát ung thư phổi

$ Tổng giá trị gói khám chỉ với 3.207.500 đồng 

 

 

Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc tư vấn ngay, bạn vui lòng liên hệ Khoa Khám bệnh (028) 38457777 – 111, 222, 271

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

 

 

Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.