Kiến thức y học

Holter huyết áp những thông tin cơ bản bạn cần biết

Cập nhật lúc: 8:18:20 SA - 25/03/2024

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua một chiếc máy đo huyết áp điện tử cá nhân tại các cửa hàng y tế, nhà thuốc, bệnh viện… dùng theo dõi huyết áp tại nhà. Tuy nhiên, có một phương pháp đo huyết áp khác, ít thông dụng hơn nhưng được xem là một phương pháp chẩn đoán sớm bệnh tăng huyết áp là holter huyết áp, thiết bị sẽ theo dõi huyết áp liên tục 24/24.

 

 



 

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý tim mạch, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu huyết áp không được kiểm soát tốt. Huyết áp cần được theo dõi thường xuyên là điều cần thiết và quan trọng.

 

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua một chiếc máy đo huyết áp điện tử cá nhân tại các cửa hàng y tế, nhà thuốc, bệnh viện… dùng theo dõi huyết áp tại nhà. Tuy nhiên, có một phương pháp đo huyết áp khác, ít thông dụng hơn nhưng được xem là một phương pháp chẩn đoán sớm bệnh tăng huyết áp là holter huyết áp, thiết bị sẽ theo dõi huyết áp liên tục 24/24.

 

Holter huyết áp được sử dụng như thế nào? Bác sĩ chỉ định đo holter huyết áp trong trường hợp nào? Ưu điểm của holter huyết áp là gì? Mời bạn đọc tiếp nội dung bài viết sau đây để có thêm thông tin kiến thức về holter huyết áp, từ đó chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh tăng huyết áp hiệu quả.

 

Bệnh tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp là một trong số các bệnh lý mạn tính phổ biến đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa ở mức báo động. Biến chứng tăng huyết áp có thể dẫn đến thương tật, thậm chí tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

 

Tình tạng tăng huyết áp xuất hiện khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch cao hơn so với bình thường dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp lý tưởng của một người bình thường khỏe mạnh là dưới 140/90 mmHg. Sau một thời gian theo dõi, huyết áp thường xuyên đo được trên 140/90 mmHg thì được xem là tăng huyết áp. 

 

Để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tăng huyết áp thì mỗi người nên chủ động theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân, nếu các triệu chứng tăng huyết áp không cải thiện tốt hơn thì cần phải thăm khám bác sĩ, theo dõi điều trị và dùng thuốc hàng ngày.

 

Theo thời gian, tăng huyết áp có thể gây tổn thương và làm suy yếu thành động mạch, khiến lòng động mạch trở nên xơ cứng và giảm khả năng co giãn. Chất béo trong máu tăng cao, tích tụ lâu ngày tạo thành các mảng xơ vữa bám ở thành mạch hoặc vỡ ra gây cản trở sự lưu thông máu, làm tắc lòng mạch dẫn đến tăng áp máu. Áp lực máu càng cao, tim càng phải làm việc nhiều hơn, làm tăng nguy cơ suy tim, đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

 

Cách đơn giản để phát hiện bệnh tăng huyết áp là theo dõi huyết áp thường xuyên. Người có yếu tố nguy cơ cao sẽ dễ bị tăng huyết áp gồm tuổi từ 45 trở lên, bệnh sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tiền sử bản thân bị tiền sản giật thai kỳ... Một số trường hợp bị tăng huyết áp thoáng qua, bác sĩ có thể đề xuất theo dõi huyết áp thêm một thời gian, người đang điều trị tăng huyết áp cần tái khám định kỳ để đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp trên từng cá thể người bệnh. 

 

Holter huyết áp là gì?

Holter huyết áp là phương pháp theo dõi huyết áp liên tục trong khoảng 24 giờ tới 48 giờ. Máy đo sẽ ghi lại chỉ số huyết áp trong suốt thời gian đeo máy thông qua một thiết bị đo huyết áp tự động. Dữ liệu huyết áp sẽ được ghi lại trong bộ nhớ kỹ thuật số dưới dạng đồ thị. Kích thước của máy nhỏ gọn như máy Radio Walkman có thể đeo máy bên hông đi lại và làm việc bình thường. Hầu hết các máy ghi holter huyết áp đều có một nút bấm để đánh dấu thời điểm tăng huyết áp xuất hiện.

 

Bác sĩ chỉ định holter huyết áp trong trường hợp nào?

Ngày nay, với mong muốn hạn chế tối đa các biến chứng do chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp muộn, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đo holter huyết áp khi:

Sàng lọc sớm tăng huyết áp

Tăng huyết áp ẩn dấu

Tăng huyết áp giới hạn

Nghi ngờ tăng huyết áp vào ban đêm

Xác định hiệu quả của thuốc điều trị huyết áp sau 24 giờ

Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thai kỳ

Người bệnh đái tháo đường típ 1, típ 2

Người bệnh lớn tuổi

Đánh giá hạ huyết áp triệu chứng

Huyết áp dao động bất thường

Nghi ngờ “tăng huyết áp áo choàng trắng”

Cần thêm thông tin để đưa ra quyết định điều trị tăng huyết áp

 

Ngoài việc theo dõi và đo huyết áp tại phòng khám, tự theo dõi huyết áp tại nhà thì holter huyết áp là một phương pháp đo huyết áp liên tục suốt 24 giờ một cách lưu động, chỉ số huyết áp được thể hiện chính xác vào các thời điểm trong ngày. Ban ngày, máy có thể đo khoảng 30 phút một lần, ban đêm máy có thể đo khoảng 1 tiếng 1 lần.

Trong suốt quá trình đeo máy holter huyết áp vẫn có thể sinh hoạt, ăn, ngủ, nghỉ bình thường. Máy có kích thước gọn nhẹ, có thể mang theo bên mình khi di chuyển và làm việc bình thường, chỉ cần bỏ máy vào trong túi đeo bên hông. Sau 24 giờ đo, máy sẽ được tháo ra, kết nối với máy tính để lấy dữ liệu huyết áp đo được.

Holter huyết áp có thể thực hiện khoảng 70 lần đo trong 1 ngày, dựa vào kết quả holter huyết áp được ghi lại dưới dạng biểu đồ, bác sĩ sẽ biết được chính xác chỉ số huyết áp, biết được thời gian nào huyết áp tăng cao hoặc hạ xuống thấp để đưa ra hướng điều trị phù hợp, thậm chí có thể dự báo nguy cơ tim mạch do tăng huyết áp.

 

Ưu điểm của phương pháp holter huyết áp

Vì những lợi ích thiết thực, holter huyết áp là sự lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia tim mạch trong việc phát hiện chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. So với các phương pháp theo dõi huyết áp thông thường, holter huyết áp có nhiều ưu điểm vượt trội: 

Chỉ cần thực hiện 1 lần trong 1 ngày: Máy tự động ghi lại tất cả dữ liệu huyết áp trong 1 ngày, bác sĩ sẽ đọc kết quả trên máy tính có cài đặt sẵn phần mềm kết nối với holter điện tim, hiện đại và chính xác nhất.

Độ chính xác cao: Tổng số lần đo khoảng 70 lần/ngày, máy sẽ thực hiện đo huyết áp liên tục trong 24 - 28 giờ. Vì vậy, thời điểm huyết áp lên cao hoặc xuống thấp sẽ được theo dõi chặt chẽ và chính xác nhất.

Độ an toàn tuyệt đối: Máy được thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng mang theo máy bên mình mà không hề có cảm giác khó chịu khi đeo máy bên mình cả ngày.

Vô cùng tiện lợi: Máy có thể đo huyết áp trong cả thời gian không có triệu chứng nào, khi làm việc, lúc nghỉ ngơi mà không cần có sự giám sát của nhân viên y tế.

 

Những điều cần chuẩn bị khi đo holter huyết áp

Để kết quả đo holter huyết áp ghi lại những chỉ số chính xác nhất và cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình đo, bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Tắm rửa sạch sẽ trước khi đeo máy vì trong vòng 24 giờ đeo máy đo holter huyết áp sẽ không được tắm.

Cần mặc áo rộng rãi, thoáng mát, ngắn tay có cài nút trước ngực.

Không được tự ý tháo khi đã đeo máy, phải đeo liên tục trong 24 giờ

Sinh hoạt và làm việc bình thường, tránh các hoạt động gắng sức và giữ tay duỗi thẳng trong thời gian máy đo.

Giữ máy sạch sẽ, tránh va đập mạnh và không làm ướt máy

Ghi lại các triệu chứng bất thường (nếu có) trong thời gian đo và báo cho bác sĩ ngay khi tháo máy.

Phương pháp holter huyết áp không gây hại và không gây đau, có thể hơi khó chịu lúc máy bơm đo huyết áp.

 

Tăng huyết áp là bệnh lý rất thường gặp nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán tăng huyết áp và điều trị kịp thời. Vì vậy, mỗi người nên chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến tăng huyết áp. Nên đến bệnh viện thăm khám và tư vấn bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời dựa trên y học bằng chứng về chỉ số holter huyết áp. 

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc gia đình bạn

 

 

Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.