Kiến thức y học

Những điều bạn cần biết về sức khỏe tim mạch theo từng độ tuổi

Cập nhật lúc: 10:44:38 SA - 05/08/2023

Trong nhiều thập kỷ quả, bệnh tim mạch được xem là bệnh của người lớn tuổi. Điều đó đang dần thay đổi, ngày càng nhiều người trẻ có thói quen và lối sống thiếu lành mạnh làm tăng đáng kể các vấn đề sức khỏe khác nhau, thể trạng thừa cân béo phì góp phần thúc đẩy tiến triển bệnh bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim ở cả người lớn và trẻ em

 



 

Trong nhiều thập kỷ quả, bệnh tim mạch được xem là bệnh của người lớn tuổi. Điều đó đang dần thay đổi, ngày càng nhiều người trẻ có thói quen và lối sống thiếu lành mạnh. Có thể do tác động mạnh mẽ của đời sống công nghệ, thường xuyên ngồi một chỗ sử dụng các thiết bị công nghệ, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn,  thức ăn nhanh và các loại nước uống có đường, lười hoạt động thể chất… Lối sống này làm tăng đáng kể các vấn đề sức khỏe khác nhau, thể trạng thừa cân béo phì góp phần thúc đẩy tiến triển bệnh bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim ở cả người lớn và trẻ em. 

Luôn chăm sóc trái tim của bạn bao giờ cũng cần thiết và quan trọng, không bao giờ là quá sớm hay quá muộn. 

Ngoại trừ bệnh tim bẩm sinh thì hầu hết các bệnh lý tim mạch do nhiều yếu tố tác động cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Bắt đầu từ việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tiếp đến là ảnh hưởng sức khỏe tim mạch. 

Bệnh tim mạch tiến triển do tình trạng tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, căng thẳng kéo dài. Theo thời gian, sự tích tụ các mảng bám dày lên ở thành động mạch, gây viêm và các mảng xơ vữa bị vỡ ra, làm cản trở lưu lượng máu tim. Tim không nhận đủ dưỡng chất và oxy để nuôi các tế bào tim, dẫn đến suy yếu hoạt động của chức năng tim mạch, xuất hiện các cơn đau tim, suy tim, nhồi máu cơ tim. 

Bạn có muốn biết bí quyết để luôn duy trì một trái tim luôn khỏe mạnh theo từng độ tuổi? 

 

Sức khỏe tim mạch ở tuổi 20

Độ tuổi 20 thường được bác sĩ gọi nhóm tuổi này là “những người trẻ bất khả chiến bại”. Tuy nhiên, khám sức khỏe tổng quát định kỳ, chăm sóc sức khỏe tim mạch cần đều đặn mỗi năm, đo và theo dõi chỉ số huyết áp, chỉ số khối cơ thể (BMI) và xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol và glucose.

Đây là thời điểm phù hợp để thiết lập các thói quen sống lành mạnh, tránh sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và tích cực tập thể dục thường xuyên, ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động thể chất vừa sức hoặc 75 phút cho bài tập thể dục gắng sức, cường độ cao, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh và các loại thực phẩm chế biến sẵn.

 

Sức khỏe tim mạch ở tuổi 30

Tập thể dục và ăn uống lành mạnh luôn đóng vai trò quan trọng ở mọi lứa tuổi. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ và cân băng, tăng lượng gồm tăng lượng chất xơ trong mỗi bữa ăn (rau xanh, củ quả và trái cây các loại), chọn lựa nguồn protein và chất béo lành mạnh từ thực vật, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá béo, thịt gia cầm, dầu ô liu, dầu bơ…

Ở độ tuổi 30, bạn nên bắt đầu lưu ý nhiều hơn tới sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, bệnh sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch. Bởi đó là những yếu tố làm tăng nguy cơ tim mạch ở bạn. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến chức năng tim mạch.

Những áp lực công việc cho việc phát triển sự nghiệp và cuộc sống có thể khiến bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mất ngủ thường xuyên, ăn uống không đúng bữa… Tất cả những điều này cũng tạo ra sự căng thẳng cho trái tim, huyết áp tăng cao và nhịp tim thay đổi sẽ làm tổn thương mạch máu của cơ tim về lâu dài.

 

Sức khỏe tim mạch ở tuổi 40

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) trở nên phổ biến hơn ở những người từ tuổi 40 trở nên bất kể tình trạng sức khỏe, thậm chí là đang mang thai. Mặc dù, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường típ 1 gia tăng trong những năm gần đây, bắt nguồn từ thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động thể chất. Vì vậy, việc chuẩn bị bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và ăn đúng giờ cũng trở nên quan trọng hơn.

Nếu đã được bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường cần tuân thủ điều trị theo chỉ định, dùng thuốc đúng liều lượng và đúng giờ, theo dõi đường huyết mỗi người cũng như theo dõi chỉ số huyết áp và nồng độ cholesterol. Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sẽ phòng ngừa được bệnh tim mạch.

Các hoạt động thể chất vừa giải tỏa căng thẳng và ổn định huyết áp hiệu quả như dạo bộ trong công viên, đạp xe, yoga... Bạn có thể tạo cho bản thân thói quen lành mạnh ngay bây giờ và đừng quên duy trì việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm và sàng lọc sớm bệnh tim mạch.

 

Sức khỏe tim mạch ở tuổi 50

Ở độ tuổi 20 tuổi, bạn có thể thoải mái theo đuổi các chế độ ăn uống khác nhau, miễn là bạn cảm thấy thích mà không chú ý nhiều về lợi ích sức khỏe của các loại thực phẩm được nạp vào cơ thể. Khi bước vào 50 tuổi, bạn sẽ nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của một chế độ dinh dưỡng khoa học. Dinh dưỡng không chỉ giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể, hỗ trợ tích cực cho trái tim và não bộ hoạt động tối ưu.

Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, cắt giảm muối và đường. Quan trọng nhất là lắng nghe cơ thể, chú ý đến các triệu chứng tim mạch như đau tức ngực, đau hàm, cổ, vai trái, ợ nóng, mệt mỏi, khó thở. Các triệu chứng bệnh cúm mùa cũng có thể che giấu các vấn đề tiềm ẩn của bệnh tim mạch.

 

Sức khỏe tim mạch ở tuổi 60

Dấu hiệu tim mạch ở tuổi 60 trở nên rõ ràng hơn do quá trình lão hóa tự nhiên của tuổi tác. Khám sức khỏe tổng quát cũng trở nên quan trọng hơn trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe, giúp kiểm soát sự tiến triển của các bệnh lý mạn tính. Thông thường, việc khám sức khỏe sẽ tập trung vào kiểm tra huyết áp và tình trạng mạch máu, kiểm tra nồng độ Cholesterol lúc đói và HbA1C lượng đường trong máu để kiểm soát bệnh tiểu đường, kiểm tra các động mạch cảnh để xác định mảng bám và tốc độ máu lắng và khám lâm sàng giúp quan sát các động mạch ở chân để xác định lưu lượng máu bình thường.

Ở độ tuổi 60, việc giữ cân nặng hợp lý không chỉ có lợi cho sức khỏe trái tim mà còn có lợi cho sức khỏe xương khớp chắc khỏe và mềm dẻo.

 

Sức khỏe tim mạch ở tuổi 70 trở lên

Bí quyết để duy trì một cơ thể trẻ trung và khỏe mạnh là hoạt động thể chất thường thường xuyên. Tuổi 70 trở lên thường dễ mắc bệnh mạn tính, khả năng hồi phục chậm hơn và việc điều trị mất nhiều thời gian. Khi bạn trò chuyện với những người mà bộ não và trái tim của họ vẫn nguyên vẹn ở tuổi 90, điều đó chứng tỏ họ đã duy trì một chế độ “kỷ luật” với sức khỏe của bản thân trong suốt cả quãng đời tuổi trẻ. Điều muốn nhấn mạnh là không bao giờ quá muộn để bạn bắt đầu thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày.

Tập thể dục còn có khả năng làm đảo ngược tác động của xơ vữa động mạch, các mảng bám gây tắc nghẽn động mạch, hạn chế lưu lượng máu đến trái tim và các cơ quan chức năng khác của cơ thể. Điều này không thể thực hiện được trong một viên thuốc.

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]