Kiến thức y học

Hệ nội tiết có vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể như thế nào?

Cập nhật lúc: 2:04:20 CH - 12/06/2023

Hệ nội tiết là một tập hợp các tuyến nội tiết, nằm rải rác khắp cơ thể. Mỗi tuyến nội tiết sản sinh ra một hoặc nhiều hormone khác nhau, các hormone này sẽ được giải phóng vào máu để điều hòa và kiểm soát các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể.

 



 

Hệ nội tiết là một tập hợp các tuyến nội tiết, nằm rải rác khắp cơ thể. Mỗi tuyến nội tiết sản sinh ra một hoặc nhiều hormone khác nhau, các hormone này sẽ được giải phóng vào máu để điều hòa và kiểm soát các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể.

 

Nếu hệ thần kinh sử dụng các xung thần kinh và dẫn truyền thần kinh để phát tín hiệu thông tin thì hệ nội tiết lại sử dụng những chất truyền tin được gọi là hormone để chuyển đi các tín hiệu.

 

Các hormone truyền tín hiệu tới một tuyến nội tiết khác hoặc các tế bào không phải là nội tiết giúp điều phối các chức năng bên trong cơ thể từ quá trình trao đổi chất đến sự tăng trưởng và phát triển, trạng thái cảm xúc, chức năng sinh lý và chu kỳ ngủ thức.

 

 

Các tuyến nội tiết hoạt động như thế nào? 

Tất cả các cơ quan và các tế bào trong cơ thể đều làm nhiệm vụ nội tiết.

 

Hệ nội tiết ảnh hưởng đến mọi hoạt động của các chức năng bên trong cơ thể thông qua việc giải phóng các hormone. Hormone được tiết ra bởi các tuyến nội tiết, đi vào máu đến các cơ quan và các mô trong cơ thể.

 

Chức năng của các tuyến nội tiết:

Tăng trưởng và phát triển

Trao đổi chất

Trạng thái cảm xúc

Chức năng sinh lý

Khả năng sinh sản

Chu kỳ ngủ và thức

Nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt

 

Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể gồm vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục. Bình thường, hệ thống thông tin phản hồi của các tuyến nội tiết sẽ giúp kiểm soát sự cân bằng hormone trong máu. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều hoặc quá ít một loại hormone nào đó, hệ thống này sẽ tự động phát tín hiệu để các tuyến nội tiết khác điều chỉnh và khắc phục.

 

Sự thay đổi này dẫn đến mất cân bằng nội tiết, từ đó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng cân béo phì mất kiểm soát, tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm trạng và hành vi. Có nhiều yếu tố tác động đến cách cơ thể sản sinh và giải phóng các hormone do bệnh lý, tình trạng căng thẳng, một số loại thuốc điều trị hoặc thuốc hỗ trợ sinh sản.

 

Tình trạng rối loạn nội tiết xảy tùy vào mức độ sản sinh của các tuyến nội tiết. Chẳng hạn như tuyến giáp tổng hợp và bài tiết quá mức hormone tuyến giáp vào trong máu sẽ gây ra hội chứng cường giáp, cơ thể thường bị thiếu hụt hormone tuyến giáp sau phẫu thuật bướu giáp dễ dẫn đến suy giáp, phẫu thuật cắt tuyến thượng thận thì dễ gây suy tuyến thượng thận...

 

 

Các tuyến chính sản xuất hormone của hệ nội tiết 

Vùng dưới đồi: Là một tuyến nhỏ nằm trong não bộ, nằm giữa tuyến yên và đồ thị, sản xuất nhiều hormone kiểm soát tuyến yên. Mặc dù là một tuyến nhỏ nhưng nắm giữ quyền kiểm soát nhiều hoạt động trong cơ thể, nhận tín hiệu thông tin từ hệ thần kinh và truyền phát đến các tuyến nội tiết khác, bao gồm trạng thái cảm xúc, cảm giác đói và khát, chu kỳ ngủ thức, nhiệt độ cơ thể và chức năng sinh lý.

Tuyến yên: Là một tuyến nằm dưới vùng dưới đồi, có kích thước chỉ bằng hạt đậu nhưng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo mọi hoạt động của các tuyến nội tiết khác. Các hormone do tuyến yên tiết ra có liên quan mật thiết tới sự tăng trưởng và sinh sản, một chất kích thích giúp kiểm soát một số tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn. Tuyến yên phụ trách nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của cơ thể.

Tuyến giáp: Là một tuyến hình con bướm nằm ở phía trước cổ. Có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình trao đổi chất, phân hủy thức ăn sau đó chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất thiết yếu.

Tuyến cận giáp: Là một tuyến nằm sau tuyến giáp gồm bốn tuyến nhỏ, có kích thước không lớn hơn một hạt gạo. Đóng vai trò rất quan trọng với hệ cơ xương khớp, giúp kiểm soát mức canxi và phốt pho trong cơ thể, hỗ trợ chức năng tim mạch, thận, xương khớp và thần kinh hoạt động tốt. 

Tuyến thượng thận: hai tuyến hình tam giác nằm phía trên đầu mỗi quả thận, sản xuất ra các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, hệ thống miễn dịch, huyết áp, nhịp tim, phản ứng với căng thẳng và các chức năng thiết yếu khác.

Tuyến tùng: Là một phần quan trọng trong biểu mô não, có kích thước chỉ bằng hạt đậu nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ cơ thể và mọi hoạt động sống. Chúng quản lý chu kỳ thức ngủ bằng cách giải phóng melatonin, một loại hormone đưa ra tín hiệu cho cơ thể biết khi đến giờ đi ngủ.

Tuyến tụy: Là một tuyến ở bụng, phía sau dạ dày là một phần của hệ nội tiết và tiêu hóa. Chúng sản xuất ra các enzyme để phá hủy thức ăn giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra chúng còn tiết ra một loại hormone khác gọi là insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể.

Buồng trứng: Ở phụ nữ có hai buồng trứng hai bên ở bụng dưới, có nhiệm vụ giải phóng các hormone giới tính nữ là estrogen, progesterone và testosterone.

Tinh hoàn: Ở nam giới có tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng, có nhiệm vụ giải phóng hormone giới tính nam testosterone. Hormone này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, sức mạnh cơ bắp và chức năng sinh lý.

 

 

Rối lọan nội tiết ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể 

Hoạt động hệ nội tiết ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Những yếu tố này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau trên toàn bộ cơ thể. Một số rối loạn nội tiết phổ biến nhất là:

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường): Rối loạn nội tiết này ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng nguồn năng lượng từ thực phẩm được dung nạp vào cơ thể. Bệnh tiểu đường phát triển khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết gọi là insulin hoặc insulin không hoạt động bình thường.

Bệnh lý tuyến giáp: Một số tình trạng hormoone sản xuất quá nhiều hoặc quá ít ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, cường giáp xảy ra khi lượng hormone quá nhiều trong cơ thể.

Suy tuyến sinh dục: Tình trạng thiếu hụt nồng độ hormone testosterone ở nam giới kèm với các triệu chứng không có cương dương hoặc xuất tinh, thậm chí cả hai. thể gây ra rối loạn cương dương, các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung, sức mạnh cơ bắp, chức năng sinh lý.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Tình trạng mất cân bằng nội tiết trong cơ thể nữ giới, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, lông mọc bất thường, nhiều mụn trứng cá, thể trạng thừa cân béo phì, có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường, tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa và hiếm muộn.

Loãng xương: Khi buồng trứng của nữ giới suy giảm, không sản xuất đủ lượng estrogen cần thiết dễ dẫn đến loãng xương. Mặc dù tình trạng này ở nữ giới phổ biến hơn nam giới. Người có tuyến cận giáp hoạt động quá mức (cường cận giáp) cũng có thể bị loãng xương.

Các loại hóa chất công nghiệp: Cũng ảnh hưởng và gây rối loạn chức năng hệ nội tiết. Những hóa chất này có trong thuốc trừ sâu, nhựa, mỹ phẩm, thậm chí trong thực phẩm và nước uống chúng ta sử dụng hàng ngày. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ nội tiết và gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau trên toàn bộ cơ thể.

 

 

Mức độ phổ biến của các tình trạng rối loạn nội tiết:

Bệnh tiểu đường: Phổ biến ở cả nam giới và nữa giới.

Rối loạn tuyến giáp: Nữ giới nguy cơ cao gấp 5 lần nam giới.

Suy tuyến sinh dục: Khoảng 40% nam giới trên 45 tuổi có lượng testosterone thấp, suy giảm tự nhiên cùng tuổi tác. Ngoài ra còn có các yếu tố khác tác động như thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, cân nặng, bệnh lý mạn tính cũng ảnh hưởng đến mức testosterone ở nam giới.

PCOS: Tình trạng này ảnh hưởng khoảng 5% đến 10% phụ nữ trưởng thành. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hiếm muộn ở nữ giới.

Loãng xương: Hơn một nửa người trưởng thành trên 50 tuổi bị loãng xương, nữ giới phổ biến hơn nam giới.

 

 

Bí quyết để duy trì hệ nội tiết luôn khỏe mạnh 

Hệ nội tiết cần những gì cơ thể cần để duy trì sức khỏe tổng thể tốt nhất. Tập thể dục đều đặn, ăn uống hợp lý và khám sức khỏe định kỳ hàng năm là bí quyết giúp hệ nội tiết luôn khỏe mạnh.

 

Người có bệnh sử bản thân và gia đình bị đái tháo đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn nội tiết, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, đánh giá sức khỏe toàn diện và cho lời khuyên giúp kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do tình trạng mất cân bằng nội tiết. 

 

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong số các triệu chứng dưới đây, bạn cần đến bệnh viện thăm khám bác sĩ ngay:

Phát triển và tăng trưởng chậm

Nhanh đói, nhanh khát

Đi tiểu nhiều hơn bình thường

Buồn nôn, nôn, đau bụng âm ỉ

Giảm cân, tăng cân khó kiểm soát

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Đổ nhiều mồ hôi

Vết thương lâu lành

Suy giảm trí nhớ

Run tay, chân

Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Tăng huyết áp, nhịp tim không đều

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Có vấn đề về tiêu hóa, táo bón

 

Điều trị thiếu hụt hoặc rối loạn nội tiết rất phức tạp. Dựa vào kết quả khám, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc điều trị có tác dụng bổ sung lượng hormone bị thiếu hụt hoặc kích thích ức chế sự sản sinh của một loại hormone nào đó. Bổ sung hormone nội tiết cần được theo dõi kỹ lưỡng, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Bạn không nên tự ý điều trị khi chưa qua thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.

 

 

 

 

  

Các tin tức khác:
[Trở về]