Tin tức và sự kiện

90% trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra

Cập nhật lúc: 3:27:00 CH - 27/04/2022

Các chuyên gia y khoa cho rằng chúng ta đã đạt được nhiều tiến quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Đó là bởi vì hơn 90% trường hợp ung thư cổ tử cung đều do virus HPV gây ra. Chúng ta có thể loại trừ căn bệnh này bằng cách phòng ngừa và quản lý tốt các nguy cơ.

 



 

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến các tế bào ở cổ tử cung, phần dưới cùng của tử cung. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới gây ra bởi ung thư trên toàn thế giới. Hiện nay, với những bước tiến quan trọng trong việc phòng ngừa và tầm soát sớm ung thư đã giúp tăng tỷ lệ cứu sống.

 

Các chuyên gia y khoa cho rằng chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư phổ biến này. Đó là bởi vì hơn 90% trường hợp ung thư cổ tử cung đều do một nguyên nhân gây ra. Tất cả chúng ta có thể loại trừ căn bệnh này bằng cách phòng ngừa và quản lý tốt các nguy cơ.

 

Dưới đây là những điểm chung của 9 trên 10 trường hợp được chẩn đoán ung thư cổ tử cung, hãy đọc tiếp để có thêm những thông tin cơ bản giúp bạn tự bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi bệnh lý nguy hiểm này.

 

 

90% trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra

 

Virus gây u nhú ở người (HPV), một nhóm liên quan tới hơn 200 loại virus khác, là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất với hơn 3 triệu trường hợp được chẩn đoán mới mỗi năm. Mặc dù virus HPV có thể gây ra mụn cóc trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục, đây cũng là một căn bệnh vô hình, diễn biến âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn khởi phát.

 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu sử dụng dữ liệu dựa vào dân số để ước tính tỷ lệ phần trăm các ca ung thư có khả năng do virus HPV gây ra. Họ phát hiện một sự thật gây sốc khi biết rằng 91% các trường hợp ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ việc nhiễm virus HPV.

 

Các chuyên gia cho rằng dữ liệu thống kê này nắm giữ chìa khóa để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu 90% trường hợp là do virus HPV gây ra, điều này có nghĩa là 9 trên 10 trường hợp ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng vaccine HPV kịp thời.

 

 

HPV có thể gây ra 6 loại ung thư khác nhau

 

Mặc dù cho đến nay, ung thư cổ tử cung là loại ung thư được biết đến nhiều nhất bởi do virus HPV gây ra, nhưng có 5 loại ung thư khác có thể là kết quả của việc nhiễm virus HPV như ung thư hậu môn, ung thư âm hộ và âm đạo, ung thư dương vật và ung thư hầu họng. Cùng với nhau, những ca bệnh này gây ra khoảng 36.500 ca chẩn đoán mới mỗi năm, có nghĩa khoảng 33.700 trường hợp có khả năng được ngăn ngừa bằng tiêm chủng vaccine.

 

Những con số này không ảnh hưởng đến nhân khẩu học quan trọng khác như những người mắc tiền ung thư. Các trường hợp ung thư cổ tử cung là chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, ước tính rằng có thêm khoảng 196.000 bệnh nhân phát triển tiền ung thư cổ tử cung mỗi năm.

 

 

Vaccine HPV hiệu quả nhất ở tuổi vị thành niên

 

Trẻ em và trẻ tuổi vị thành niên nên chích ngừa vaccine HPV.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm tốt nhất để chích ngừa vaccine HPV là bắt đầu tuổi vị thành niên. Tất cả trẻ em đều nên chích ngừa vacicne HPV mũi đầu tiên trong độ tuổi từ 11 đến 12, mặc dù có thể tiêm sớm hơn khi trẻ 9 tuổi, mũi tiếp theo cách mũi thứ nhất sau sáu đến mười hai tháng (1 năm).

 

Theo Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa (ACIP) khuyến nghị vaccine HPV nên được chích ngừa cho tất cả mọi người từ 26 tuổi trở xuống nếu họ chưa được chích ngừa vaccine này trước đó. Tuy nhiên, đối với những người trên 26 tuổi, lời khuyên có một chút khác biệt vì không nên chích ngừa vaccine HPV cho tất cả mọi người trên 26 tuổi. Bởi một số người trong độ tuổi từ 27 đến 45 tuổi cần được khám phụ khoa và xét nghiệm tầm soát sau khi thăm khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa và trước khi muốn chích ngừa vaccine HPV. Chích ngừa vaccine HPV cho những người trong độ tuổi này ít có lợi ích hơn, vì một số lý do khác bao gồm nhiều người trong độ tuổi này đã tiếp xúc với virus HPV.

 

Nếu đang trong độ tuổi khuyến cáo và chưa được chích ngừa vaccine HPV, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin liệu loại vaccine này có phù hợp với bạn hay không. 

 

 

Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát sớm ung thư cổ tư cung là điều cần thiết

 

Hiện nay không có tầm soát định kỳ cho nhiều loại ung thư do virus HPV gây ra, chúng thường được chẩn đoán sau khi một người bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, thói quen khám sức khỏe định kỳ hàng năm và khám phụ khoa, thực hiện xét nghiệm Pap’s smear hoặc tầm soát sớm ung thư có thể giúp một người phòng ngừa hiệu quả và phát hiện sớm nguy cơ bằng cách được cảnh báo về những thay đổi tế bào có khả năng phát triển thành ung thư và được can thiệp điều trị kịp thời.

 

Theo lời khuyên của các bác sĩ tại Bệnh viện Johns Hopkins, phụ nữ nên đi khám sàng lọc định kỳ bắt đầu từ tuổi 21 và tiếp tục khám sàng lọc sau 3 năm một lần nếu kết quả bình thường. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên xét nghiệm HPV bằng Pap’s smear, phết tế bào ở cổ tử cung.

 

Nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy đó là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để được khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), những triệu chứng này bao gồm chảy máu giữa các kỳ kinh, chu kỳ kéo dài hơn hoặc nặng hơn bình thường, tiết dịch nhiều hơn, đau khi quan hệ, chảy máu sau khi mãn kinh hoặc đau vùng chậu.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh (Nguồn tham khảo The Best Life)

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]