Kiến thức y học

Vì sao chỉ số khối cơ thể BMI đóng vai trò quan trọng?

Cập nhật lúc: 2:19:35 CH - 05/04/2022

BMI là từ viết tắt của Body Mass Index, còn gọi là chỉ số khối cơ thể. Một công cụ thường được sử dụng để ước tính lượng mỡ trong cơ thể dựa vào cân nặng và chiều cao. BMI cũng có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe nhất định của một người

 



 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính đến năm 2025, khoảng 167 triệu người trên thế giới, cả người lớn và trẻ em, có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

BMI (BMI, Body Mass Index), còn gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng. Một công cụ thường được sử dụng để ước tính lượng mỡ trong cơ thể dựa vào cân nặng và chiều cao của một người. Phép tính này còn giúp xác định một người có đang bị thiếu cân, cân nặng hợp lý, thừa cân hoặc béo phì hay không.

 

BMI cũng có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe nhất định. Những người có trọng lượng cơ thể lớn hơn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và cholesterol cao. Tuy nhiên, BMI cũng có những hạn chế vì không tính được tuổi tác, giới tính, chủng tộc hoặc khối lượng cơ trong cơ thể.

 

Bài viết này nhằm cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về chỉ số BMI, cách tính, ưu và nhược khi chẩn đoán các yếu tố nguy cơ cũng như những lựa chọn thay thế để đánh giá sức khỏe tổng thể ở một người.

 

 

Cách tính chỉ số BMI

BMI được tính bằng cách: lấy trọng lượng cơ thể (đơn vị tính là kg) chia cho chiều cao (đơn vị tính là mét) nhân đôi.

Công thức: trọng lượng (kg) / [chiều cao (m)] x 2

 

BMI cũng có thể được tính bằng cách chia cân nặng (đơn vị pound) cho chiều cao (đơn vị inch) nhân đôi, sau đó nhân với 703.

Công thức: trọng lượng (lb) / [chiều cao (in)] 2 x 703

 

 

Phân loại sức khỏe theo BMI

BMI, chỉ số khối cơ thể được chia thành phân loại sau đây:

  • Thiếu cân: dưới 18,5
  • Bình thường: 18,5 đến 24,9
  • Thừa cân: 25 đến 29,9
  • Béo phì: 30 trở lên

 

Ngoài ra, thể trạng béo phì còn tiếp tục được phân loại theo cấp độ:

  • Béo phì độ 1, BMI trong khoảng từ 30 đến <35
  • Béo phì độ 2, BMI trong khoảng từ 35 đến <40
  • Béo phì độ 3 (béo phì nặng), BMI trong khoảng từ 40 trở lên

Tại Bệnh viện An Sinh, khám sức khỏe định kỳ hoặc khám chuyên khoa, bên cạnh việc kiểm tra dấu hiệu sinh tồn (đo mạch, huyết áp, nhiệt độ), bạn còn được kiểm tra chỉ số khối cơ thể BMI.

 

 

BMI với sức khỏe tổng thể

Chất béo dư thừa trong cơ thể có mối liên hệ đến việc tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe. BMI có thể cho thấy sơ bộ một người có nguy cơ mắc một số bệnh lý phổ biến như:

  • Tim mạch
  • Tăng huyết áp
  • Ung thư
  • Viêm cơ xương khớp
  • Tiểu đường típ 2
  • Sỏi mật
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Cholesterol cao
  • Bệnh lý gan, thận
  • Hiếm muộn vô sinh

 

 

Ưu và nhược điểm của BMI 

 

Ở mặt tích cực, BMI là một công cụ đơn giản, có thể ước tính ngay tức thì lượng mỡ trong cơ thể. Có thể sử dụng thường xuyên vì tính tiện lợi và chi phí cực thấp. Do đó, đây là một cách dễ dàng để xác định một người có nguy cơ về sức khỏe hay không. Các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng sử dụng chỉ số BMI một cách rất phổ biến.

 

Tuy nhiên, hạn chế đáng kể của công cụ này không thể sử dụng để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe, mà chỉ được xem là tín hiệu “báo động đỏ” có thể xảy ra. Một số lượng lớn người không thể sử dụng chỉ số BMI như một kết quả đáng tin cậy.

 

Đối với hệ cơ và xương đặc hơn mỡ. Trong khi đó, BMI sử dụng thước đo duy nhất là cân nặng và chiều cao. Chỉ số này có thể sai lệch khi đánh giá quá cao lượng mỡ cơ thể ở các vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người có khối cơ săn chắc. Ngược lại, nó cũng có thể đánh giá lượng mỡ ở những người có ít cơ.

 

 

Chủng tộc

BMI không tính đến chủng tộc. Chúng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ sức khỏe nếu liên quan đến cân nặng và các thành phần cấu thành trong cơ thể. Chẳng hạn như cùng trọng lượng cơ thể nhưng người Châu Á có tỷ lệ mỡ lớn hơn người Châu Âu, trong khi người da đen có ít mỡ và nhiều cơ so với người Châu Âu. Vì lý do này, một số nhà nghiên cứu khoa học vẫn đang tranh luận về các giới hạn phù hợp cho các nhóm đối tượng cụ thể.

 

 

Giới tính 

Cơ thể phụ nữ từ khi sinh ra có xu hướng nhiều mỡ hơn so với nam giới. BMI không thể giải thích cho sự khác biệt này. Do đó, một phụ nữ có chỉ số BMI “an toàn” nhưng vẫn có lượng chất béo nguy hại có thể ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ các vấn đề cho sức khỏe tổng thể.

 

 

Tuổi tác

BMI ở mức bình thường có thể không dự đoán chính xác các nguy cơ sức khỏe ở cả người người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em. Người cao tuổi, chỉ số BMI dưới 23, được xem là trong giới hạn bình thường nhưng vẫn là đối tượng nguy cơ cao, trong khi thừa cân thì không phải.

 

 

Chất béo được phân phối như thế nào trong cơ thể

Chất béo có mặt ở khắp mọi nơi bên trong cơ thể và ở vị trí nào cũng rất quan trọng. Thông thường, những người có thân hình quả táo, lượng mỡ thường tập trung phần giữa, có nguy cơ sức khỏe cao hơn những người có thân hình quả lê, lượng tích lũy chủ yếu ở hông và đùi.

 

 

Cách kiểm tra nào có thể thay thế BMI

 

Một số nơi không áp dụng chỉ số BMI nhưng vì tính đơn giản và tiện lợi nên BMI vẫn được áp dụng rộng rãi mặc cho những hạn chế nhất định. Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thực hiện xét nghiệm bộ mỡ (gồm cholesterol toàn phần, HDLc, LDLc, Triglyceride) là cách chính xác để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

 

Thực tế, chất béo tích tụ quá nhiều trong làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2 và bệnh lý tim mạch. Hiện nay, một số chuyên gia cho rằng vòng bụng là thước đo hiệu quả đối với tất cả mọi người. Nữ giới có vòng bụng trên 80 cm và nam giới có vòng bụng trên 100 cm có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe cao hơn so với bình thường.

 

Chắc chắn là BMI không phải là cách duy nhất để đánh giá lượng mỡ hiện có trong cơ thể hoặc những nguy cơ sức khỏe có liên quan đến cân nặng.

 

 

BMI và lợi ích sức khỏe tổng thể

 

Một người có chỉ số BMI lý tưởng nhưng vẫn có nguy cơ cao về sức khỏe.

 

Ví dụ, BMI của bạn đang ở mức bình thường nhưng bạn có lối sống và thói quen thiếu lành mạnh như không vận động thể chất, chế độ ăn uống không đầy đủ, có bệnh sử gia đình, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu… bất kỳ điều gì được kể ở trên đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng, tăng nguy cơ mắc một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác.

 

Vậy BMI có lợi gì cho sức khỏe? Đó là một ước tính không phải một phép đo. Đó là một phần thông tin có thể giúp vẽ nên bức tranh về sức khỏe tổng thể của một người. Bác sĩ thăm khám sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số BMI phù hợp với thể trạng của bạn.

 

BMI có thể giúp ước tính lượng chất béo trong cơ thể và nguy cơ phát triển một bệnh lý như béo phì. Tuy nhiên, BMI có một số hạn chế là không tính dựa vào độ tuổi, chủng tộc, giới tính, khả năng vận động thể chất ở một người.

 

Vì vậy, khi thăm khám và tư vấn sức khỏe, bác sĩ cần phải xem xét và đánh giá nhiều yếu tố khác trước khi đưa ra kết luận mức cân nặng hợp lý cũng như nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe (nếu có). BMI có thể cung cấp một phần thông tin nhỏ nhưng không phải là nguồn dữ liệu duy nhất được sử dụng khi khẳng định chỉ số cân nặng hợp lý giúp cơ thể có một sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần.

 

 

Một số câu hỏi thường gặp

BMI là cách chính xác để xác định lượng mỡ trong cơ thể ?

BMI là một chỉ số ước tính lượng chất béo nhưng không phải là cách chính xác để xác định tỷ lệ phần trăm lượng chất béo cụ thể có trong cơ thể.

 

Giới tính là một yếu tố để tính chỉ số BMI?

BMI không dựa vào giới tính, chỉ số áp dụng chung cho cả nam và nữ.

 

Có cách nào giúp xác định lượng mỡ chính xác hơn BMI?

Kiểm tra mỡ máu (gồm Cholesterol toàn phần, HDLc, LDLc, Triglyceride) là một cách xác định chính xác nguy cơ sức khỏe tổng thể của một người.

 

Làm thế nào để xác định cân nặng lý tưởng có lợi cho sức khỏe?

Một cơ thể khỏe mạnh toàn diện không chỉ dựa vào BMI. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm và đo chỉ số BMI là cách tốt nhất để duy trì một cơ thể khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn

 

  

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]