Tin tức và sự kiện

Ánh sáng đèn và tư thế ngủ có thể làm tổn thương tim mạch, theo nghiên cứu mới

Cập nhật lúc: 2:57:18 CH - 30/03/2022

Khi bí mật được bật mí, một giấc ngủ ngon và đủ giấc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Thiết lập thói quen ngủ sớm đóng vai trò quan trọng khi chất lượng và thời gian ngủ được đảm bảo nhằm đáp ứng nhu cầu ngủ cần thiết cho cơ thể

 



 

Khi bí mật được bật mí, ngủ đủ giấc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Thiết lập thói quen ngủ sớm đóng vai trò quan trọng khi chất lượng và thời gian ngủ được đảm bảo nhằm đáp ứng nhu cầu ngủ cần thiết cho cơ thể. Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng thói quen ngủ cùng với bất kỳ ánh sáng đèn nào và tư thế trong lúc ngủ có thể vô tình làm tổn thương trái tim của bạn.

 

Mời bạn đọc tiếp nội dung sau đây để giải đáp những điều bạn muốn biết và cần hạn chế trong khi ngủ để luôn duy trì một giấc ngủ chất lượng và sức khỏe tổng thể tốt nhất.

 

 

Tiếp xúc với bất kỳ ánh sáng đèn nào cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường (tiểu đường)

 

Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 14 tháng 3 trên tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (Proceedings of the National Academy of Sciences), một cuộc kiểm nghiệm với 20 người tham gia, trong độ tuổi từ 19 đến 36 tuổi, trải qua 2 đêm ngủ với điều kiện ánh sáng phòng khác nhau. Tất cả đều trải qua đêm ngủ đầu tiên trong điều kiện phòng tối, không có bất kỳ ánh sáng đèn nào. Đến đêm thứ hai, một nửa số người được ngủ trong phòng với điều kiện ánh sáng là 100 lux, tương đương với ánh sáng của tivi hoặc đèn đường qua cửa sổ và một nửa số người còn lại ngủ tiếp tục ngủ trong phòng tối.

 

Trước khi đi ngủ, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một thiết bị được đặt qua đường tĩnh mạch với những người tham gia, cho phép theo dõi sự lưu thông máu trong cơ thể trong khi ngủ mà cần không đánh thức họ dậy. Nhóm nghiên cứu đo được các chỉ số chất lượng giấc ngủ và tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm sóng não, nồng độ hormone và nhịp tim suốt đêm.

 

Vào buổi sáng, nhóm nghiên cứu thực hiện thêm các bài kiểm tra bổ sung để đo nồng độ glucose và insulin và tiêm một lượng glucose cho những người tham gia. Mục đích là ghi lại phản ứng insulin trong cơ thể họ. Kết quả cho thấy những người tham gia ngủ trong phòng có ánh sáng không chỉ có giấc ngủ kém chất lượng hơn mà mức insulin trong máu cao hơn 25% vào buổi sáng, nhịp tim trung bình cao hơn những người ngủ trong phòng tối.

 

Các kết quả được ghi nhận từ nghiên cứu này chứng minh rằng chỉ cần ngủ một đêm tiếp xúc với ánh sáng phòng ở mức vừa phải trong khi ngủ có thể làm giảm lượng glucose và điều hòa nhịp tim, vốn là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa trong cơ thể. Tiến sĩ Phyllis Zee, một tác giả nghiên cứu cao cấp về giấc ngủ thuộc Đại học Northwestern cho biết "Điều quan trọng là mọi người nên tránh hoặc giảm thiểu tối đa lượng ánh sáng tiếp xúc trong lúc ngủ."

 

 

Tiếp xúc với ánh sáng dù chỉ ở mức tối thiểu trong lúc ngủ cũng có thể khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đúng cách

 

Phát hiện của nghiên cứu này đã bổ sung lượng thông tin cần thiết cho nghiên cứu trước đó. Khi phát hiện ra rằng tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày có thể làm tăng nhịp tim do cơ thể tạo ra phản ứng của hệ thần kinh giao cảm. Thông thường, điều này khiến một người trở nên tỉnh táo hơn trong thời gian tỉnh thức. Các tác nhân gây nhiễu trong lúc ngủ khiến cơ thể bỏ lỡ khoảng thời gian phục hồi quan trọng, thanh lọc cơ thể, tái tạo năng lượng mới và ngăn chặn các nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

 

Tiến sĩ Daniela Grimaldi, đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia về thần kinh học tại Đại học Northwestern chia sẻ thêm, chúng tôi nhận thấy nhịp tim tăng lên đáng kể ở một người khi đang ngủ trong điều kiện phòng có ánh sáng vừa phải. Ngay cả khi cơ thể đang trong trạng thái ngủ, hệ thống thần kinh tự chủ vẫn được kích hoạt hoạt động. Điều đó hoàn toàn không có lợi với sức khỏe tổng thể. Bình thường, nhịp tim và các thông số tim mạch khác đều thấp hơn vào ban đêm và cao hơn vào ban ngày.

 

Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng gần giờ đi ngủ và luôn giữ điều kiện ánh sáng phòng ở mức tối thiểu

 

Dựa vào điểm mạnh của những phát hiện mới, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý để có một giấc ngủ chất lượng là thay đổi môi trường ngủ và chú ý đến ánh sáng phòng ngủ. Chuẩn bị môi trường ngủ tốt sẽ đảm bảo cho một giấc ngủ ngon bằng cách giảm độ sáng đèn ít nhất từ một đến hai giờ trước khi đi ngủ.

 

Bên cạnh việc không sử dụng đèn Led quá gay gắt trong phòng ngủ, một điều lưu ý khác là các thiết bị tạo độ sáng trong phòng như máy tính xách tay, màn hình tivi, điện thoại, máy tính bảng... Ánh sáng xanh là loại ánh sáng kích thích nhất đối với chất lượng giấc ngủ. Nếu cần phải bật đèn vì lý do an toàn, hãy thay đổi tông màu đèn sang mờ, có màu nâu đỏ hoặc nâu đậm.

 

Nếu bạn không thể thay đổi môi trường ngủ thì có thể sử dụng rèm che cản sáng hoặc sử dụng mặt nạ che mắt để cản ánh sáng lọt vào. Chúng có thể hạn chế tối đa mọi nguồn sáng bên ngoài chiếu vào phòng có thể làm gián đoán giấc ngủ của bạn.

 

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng ngủ nghiêng về bên trái có thể gây tổn thương cho trái tim

 

Ánh sáng phù hợp là điều kiện lý tưởng khi nói đến việc nghỉ ngơi và hồi phục cho sức khỏe tim mạch. Các nhà khoa học cũng đã khám phá ra rằng các tư thế ngủ khác nhau có thể ảnh hưởng đến trái tim của một người theo một cách nào đó, báo cáo này được công bố trên Healthline.

 

Một nghiên cứu năm 1997 được tiến hành kiểm tra chức năng tim mạch trên 40 người, trong đó 18 người được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch và 22 người khỏe mạnh. Những người này được chỉ định đo điện tim cơ bản (ECG) để theo dõi nhịp tim trong khi họ chuyển đổi giữa tư thế nằm ngửa sang nằm nghiêng khi ngủ. Kết quả cho thấy những người ngủ nghiêng về phía bên trái có nhịp tim thay đổi đáng kể được ghi lại trên kết quả ECG trong lúc ngủ.

 

Một nghiên cứu riêng biệt được thực hiện vào năm 2018 cũng sử dụng đo ECG để theo dõi hoạt động tim mạch của 9 người. Tương tự như nghiên cứu năm 1997, kết quả cũng cho thấy những người tham gia ngủ nghiêng về bên trái có những thay đổi nhịp tim đáng kể. Trong nghiên cứu này, một kỹ thuật hình ảnh được gọi là điện tâm đồ (VCG) cũng cho thấy nhịp tim có sự thay đổi về hướng nằm nghiêng nhiều hơn, điều mà các nhà nghiên cứu có thể giải thích dựa vào các chỉ số được ghi lại. Trong khi đó, hầu như không có bất kỳ sự thay đổi nào được ghi lại khi những người tham gia ngủ nghiêng về bên phải, có thể là do một lớp mô mỏng giữa phổi được gọi là trung thất giúp giữ cố định vị trí trái tim trong khi ngủ.

 

Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu đều nhanh chóng kết luận rằng cần nhiều nghiên cứu hơn về tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của trái tim. Một số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh suy tim trước đó đã báo cáo tình trạng khó thở hoặc khó chịu khi ngủ nghiêng về bên trái. Mặc dù không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc ngủ nghiêng về bên trái có thể khiến một người tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu không có bệnh lý tim mạch trước đó.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh (Theo Best Life)

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn

 

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]