Kiến thức y học

Mẹo xử lý cảm xúc căng thẳng trong điều trị thụ tinh ống nghiệm (phần 1)

Cập nhật lúc: 4:25:03 CH - 08/03/2022

Có lẽ chỉ có người trong cuộc mới hiểu những những cung bậc cảm xúc “hỉ nộ ái ố” mà những đôi vợ chồng hiếm muộn phải trải qua, khó hoặc không thể diễn tả bằng lời. Những cảm xúc này trở nên tuyệt vời hơn với điều trị hiếm muộn bằng thụ tinh trong ống nghiệm.

 



 

 

Không ai có thể giữ nổi được bình tĩnh nhấtvào thời điểm vợ chồng bạn được bác sĩ chẩn đoán bị hiếm muộn. Cho dù trước đó vợ chồng bạn đã ít nhiều có sự chuẩn bị tinh thần đón nhận những điều không mong muốn.

 

Có lẽ chỉ có người trong cuộc mới hiểu những những cung bậc cảm xúc “hỉ nộ ái ố” mà những đôi vợ chồng hiếm muộn phải trải qua, khó hoặc không thể diễn tả bằng lời. Những cảm xúc này trở nên tuyệt vời hơn với điều trị hiếm muộn bằng thụ tinh trong ống nghiệm.

 

 

Khi tinh thần bị bủa vây bởi những nỗi sợ, lo lắng và căng thẳng

 

Thực tế, theo các chuyên gia y khoa đánh giá mức độ căng thẳng và áp lực trong điều trị hiếm muộn lớn hơn bất kỳ sự kiện nào khác trong cuộc đời. Với biết bao nhiêu là nỗi lo, lo về sức khỏe thể chất, lo về sức khỏe tinh thần, lo về chi phí trong suốt quá trình điều trị. Chưa kể, các tác dụng phụ của thuốc và kết quả điều trị chưa chắc chắn. Tất cả đều góp phần đẩy mức căng thẳng lên cao hơn.

 

Biết cách tháo gỡ những nút thắt và sẵn sàng vượt qua mọi thử thách sẽ giúp vợ chồng bạn thêm vững tin và nhẹ nhàng đối diện với những mạch nhịp cảm xúc lên xuống khó nắm bắt.

 

 

Chuẩn bị tinh thần cho quá trình điều trị thụ tinh ống nghiệm (IVF)

 

Những tác dụng phụ của điều trị hiếm muộn có thể sức khỏe tinh thần bất ổn bạn cảm thấy lo lắng hay căng thẳng quá mức. Cuộc sống và công việc có thể bị gián đoán vì vợ chồng bạn cần tập trung cho quá trình điều trị. Các quyết định liên quan đến số lượng phôi chuyển, số lượng phôi trữ đông cũng có thể tạo thêm một lớp căng thẳng khác.

 

Để bắt đầu một chu kỳ điều trị thụ tinh ống nghiệm, vợ chồng bạn cần chuẩn bị thật tốt sức khỏe thể chất nhưng đừng quen chăm sóc cho sức khỏe tinh thần. Một số gợi ý sau đây có thể mang lại nhiều lợi ích cho vợ chồng bạn:

 

Thu thập thông tin và kiến thức là một trong những liều thuốc hóa giải căng thẳng và lo âu tốt nhất.

 

Dự kiến trước việc cần phải ra quyết định trong quá trình điều trị thụ tinh ống nghiệm như chuyển bao nhiêu phôi và có tiếp tục trữ đông số phôi còn lại.

 

Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, đặc biệt là mối quan hệ của vợ chồng bạn, bởi đó yếu tố nền tảng quan trọng cho một chu kỳ điều trị thụ tinh ống nghiệm thành công.

 

Vợ chồng bạn nên cởi mở trò chuyện với nhau về những hy vọng và mong muốn về kết quả điều trị.

 

Lựa chọn và cân nhắc khi tham gia vào hội nhóm hỗ trợ dành cho các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn đáng tin cậy.

 

Hãy làm cuộc sống của vợ chồng bạn trở nên càng đơn giản càng tốt, tránh các quyết định trọng đại đến cuộc sống, gia đình và công việc có thể tạo thêm áp lực cho vợ chồng bạn.

 

Dành thời gian cho việc thư giãn, giải trí, dạo bộ, hít thở sâu, tập yoga… cũng rất tốt cho quá trình điều trị.

 

 

Chờ đợi kết quả “có thai” sao cho khỏi buồn lo

 

Hồi hộp, lo lắng là những trạng thái thường gặp ở hầu hết các cặp vợ chồng hiếm muộn. Điều này có thể tạo thêm áp tâm lý khiến vợ chồng bạn mệt mỏi. Bạn theo dõi từng chút một những sự thay đổi của cơ thể để nhận biết ngay các dấu hiệu mang thai. Một số mẹo sau đây sẽ giúp vợ chồng bạn tận hưởng niềm vui ngay trong nỗi lo để chờ đến ngày biết “có thai”:

  • Chăm sóc sức khỏe cho bản thân nhiều hơn, làm những điều bạn thích.
  • Tập hít thở chậm và sâu mỗi khi cơn lo lắng đang ùa tới.
  • Loại bỏ hết mọi suy nghĩ tiêu cực và nghĩ đến những điều tốt đẹp sẽ đến. Dường như thời gian sẽ trôi nhanh hơn khi chẳng có gì làm bạn lo nghĩ.
  • Xác định điều gì gây ra căng thẳng và tìm cách hóa giải chúng.
  • Chấp nhận những điều vượt quá khả năng và không thể kiểm soát.
  • Hiểu rằng không thành công ngay trong chu kỳ điều trị đầu tiên cũng là điều bình thường.

 

 

Nếu không thành công trong chu kỳ điều trị đầu tiên, vợ chồng bạn nên làm gì?

 

Đừng đánh mất hy vọng. Những tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản cho thấy tỷ lệ có thai ngay trong chu kỳ điều trị đầu tiên tăng cao đáng kể. Vì vậy, hãy cứ tin tưởng và hy vọng điều kỳ diệu xuất hiện vào thời điểm mà vợ chồng bạn không ngờ tới.

 

Cảm thấy buồn tủi, chán nản, hao tổn sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, tài chính là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị thụ tinh ống nghiệm. Nếu biết là như vậy thì lấy cớ gì bạn phải buồn?

 

Cho dù kết quả điều trị có thế nào cũng không quan trọng bằng bác sĩ và vợ chồng bạn đã làm hết sức trong khả năng có thể. Suy nghĩ này sẽ giúp vợ chồng bạn giới hạn mức kỳ vọng trở nên quá lớn đối với kết quả điều trị.

 

 

Cảm xúc rất cần được chăm sóc và duy trì ở trạng thái tốt nhất

 

Nếu vợ chồng bạn chưa sẵn sàng chia sẻ về quá trình điều trị thì chỉ nên giới hạn số lượng người biết điều đó.

 

Nếu bạn không muốn là người trực tiếp nhận thông tin từ một nguồn nào đó thì có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đáng tin cậy đứng ra giúp bạn.

 

Nếu cần người trút bầu tâm sự để giảm bớt gánh nặng tâm lý đang vượt quá sức chịu đựng, bạn nên mở lòng với những người bạn cảm thấy an toàn.

 

Nếu biết trước các cuộc gặp mặt có thể tạo thêm áp lực, căng thẳng, đặc biệt vào khoảng thời gian đang trong chu kỳ điều trị thì bạn nên từ chối.

 

Các triệu chứng lo âu, khó chịu, trầm cảm có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trước, trong và sau quá trình điều trị. Nếu các dấu hiệu căng thẳng không có xu hướng giảm mà diễn ra thường xuyên, không thể kiểm soát thì đã đến lúc vợ chồng bạn tìm kiếm lời khuyên và sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tinh thần, tốt nhất là người có kiến thức và kinh nghiệm về hiếm muộn, thậm chí là người đã đang trải qua điều trị hiếm muộn như vợ chồng bạn.

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]