Tin bệnh viện An Sinh

Bệnh viện An Sinh áp dụng công nghệ chiếu tia Plasma phòng ngừa nhiễm khuẩn và mau lành vết thương cho phụ nữ sau sinh

Cập nhật lúc: 10:45:42 SA - 03/03/2022

Trong ứng dụng y khoa, chiếu tia Plasma lạnh được xem là một kỹ thuật đột phá trong điều trị vết thương hở và nhiễm trùng da. Qua các cuộc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nghiệm ngặt, công nghệ chiếu tia Plasma được chứng minh với nhiều ưu điểm vượt trội về tính an toàn, không tác dụng phụ

 



 

Trong ứng dụng y khoa, chiếu tia Plasma lạnh được xem là một kỹ thuật đột phá trong điều trị vết thương hở và nhiễm trùng da. Qua các cuộc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nghiệm ngặt, công nghệ chiếu tia Plasma được chứng minh với nhiều ưu điểm vượt trội về tính an toàn, không tác dụng phụ, giảm đau, hiệu quả diệt khuẩn, không kháng thuốc kháng sinh, hạn chế sẹo xấu, giúp vết thương nhanh khô và mau lành. 

 

 

Tia Plasma là gì?

Tia Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất, bên cạnh rắn, lỏng, khí. Tia Plasma kích thích sản sinh các hoạt chất sinh học chứa oxy, nitơ, ion, bức xạ UV-A… giúp tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc biểu mô xung quanh.

 

Tia Plasma lạnh có nhiệt độ < 40 độ C là một môi trường hỗn hợp chứa electron, ion và các chất hoạt hóa ở cường độ và nồng độ đủ để khả năng phá vỡ và gây ức chế hoạt động khi xâm nhập vào màng tế bào của vi khuẩn.

 

Năm 2005, công nghệ chiếu tia Plasma được đưa vào hỗ trợ điều trị vết thương hở lần đầu tiên tại Đức. Tia Plasma lạnh không chỉ diệt khuẩn, mà còn kích thích vết thương tăng sinh tổ chức hạt, tăng tốc độ biểu mô hóa, giúp vết thương nhanh liền da. Các gốc hoạt tính như NO được hình thành khi chúng tiếp xúc với không khí, có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn và kích thích quá trình lành vết thương.

 

 

Tia Plasma có khả năng diệt khuẩn, chống nhiễm trùng như thế nào?

 

Tia Plasma hỗ trợ làm lành vết thương với 3 tác động toàn diện gồm: (1) Khử khuẩn; (2) Làm sạch vết thương; (3) Tạo màng bảo vệ và kích thích tái tạo liền vết thương nhanh chóng. Tia Plasma có thể tạo một lớp màng bảo vệ ở vết thương, nhờ cơ chế polyme hóa dịch cơ thể, một lớp màng protein sẽ xuất hiện trên nền vết thương giúp chống việc tái xâm nhập của vi khuẩn, thúc đẩy và kích thích vết thương mau lành. 

 

Vết thương khó lành hoặc bị nhiễm trùng do có sự hiện diện của các loại vi khuẩn, virus, nấm. Khi chiếu tia Plasma vào vết thương, chúng có khả năng vỡ màng tế bào và làm mất hoạt tính protein khiến các vi sinh vật không thể tiếp tục hoạt động. 

 

Tia Plama không chỉ hiệu quả với những vi khuẩn đơn lẻ mà còn có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh nguy hiểm. Trong điều kiện nhiệt độ phòng và không khí bình thường, tia Plasma còn có khả năng khử khuẩn và làm sạch vết thương phổ rộng. Ngoài ra, chúng còn phòng ngừa các biến chứng nặng nề do nhiễm trùng thường gặp sau phẫu thuật sinh mổ và vết rạch tầng sinh môn sau sinh thường.

 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tình trạng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đã và đang trở thành một thực trạng đáng báo động, đặc biệt là sử dụng kháng sinh trong điều trị khiến thời gian điều trị kéo dài, tăng chi phí và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.

 

 

Vết thương được làm lành như thế nào khi sử dụng chiếu tia Plasma?

 

Thông thường, vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn chính: (1) Giai đoạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong vết thương; (2) Giai đoạn hình thành mô hạt để làm đầy vết thương; (3) Giai đoạn cuối cùng vết thương tái tạo biểu bì và lành lặn hoàn toàn. 

 

Tia Plasma tác dụng tích cực và hiệu quả cho giai đoạn (1) và (2), kích thích quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh hơn so với bình thường. Bề mặt vết thương được tạo điều kiện khô nhanh và mau liền da.

 

Ngoài ra, tia Plasma còn có khả năng xúc tác cho phản ứng của N2 với O2 có trong không khí để tạo thành NO. NO kích thích sự phát triển của các tế bào sừng và nguyên bào sợi, kích thích tái tạo biểu mô và sự hình thành các mạch mới giúp vết thương nhanh lành.

 

 

Khi nào thì vết thương có thể chiếu tia Plama?

 

Bác sĩ thăm khám sẽ tư vấn và chỉ định theo từng trường hợp cụ thể. Thông thường khoảng 6 đến 10 tiếng sau sinh. Tùy khả năng đáp ứng vết thương sau mỗi lần chiếu tia Plasma, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện lần tiếp theo. Hầu hết các trường hợp thực hiện từ 2 đến 3 lần, liều lượng mỗi ngày một lần.

 

 

Công nghệ chiếu tia Plasma có những ưu điểm vượt trội nào?

 

Tia Plama phát huy tối đa tính an toàn và hiệu quả nhờ những ưu điểm vượt trội sau đây:

Có thể sử dụng điều trị ngay tại chỗ mà không cần phải di chuyển.

Vết thương được làm sạch, khử khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Tiêu diệt được cả một số loại vi khuẩn khó trị kháng thuốc, virus, nấm.

Không tác dụng phụ, không kích ứng và không gây tổn thương lớp da sâu hơn.

Kích thích quá trình phục hồi, tăng sinh tế bào da, hạn chế để lại sẹo xấu.

Tính an toàn và hiệu quả cao, rút ngắn thời gian nằm viện chăm sóc.

Quá trình tiết sữa không bị ảnh hưởng, mẹ vẫn có thể cho con tận hưởng nguồn sữa non đầu đời quý giá. Sau sinh 2 ngày là mẹ có thể đi lại và chăm sóc con bình thường.

 

 

Bệnh viện An Sinh không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn vì “sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn”. Dịch vụ công nghệ chiếu tia Plasma được đưa vào áp dụng cho vết thương sau sinh mổ và vết thương tầng sinh môn sau sinh thường. Phụ nữ sau sinh có thêm sự lựa chọn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Khi vết thương không còn là nỗi ám ảnh, cơ thể và tinh thần của mẹ cũng sẽ được hồi phục một cách nhanh chóng. Gia đình bạn cũng sẽ có thêm nhiều khoảnh khắc hạnh phúc đáng nhớ với những thiên thần nhỏ chào đời tại đây. Đó chính là điều chúng tôi mong muốn.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên khoa

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]