Kiến thức y học

Suy giáp những thông tin cơ bản bạn cần biết (phần 1)

Cập nhật lúc: 3:03:11 CH - 11/02/2022

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động không hiệu quả và thường không có các triệu chứng đáng chú ý trong giai đoạn đầu. Theo thời gian, suy giáp không được điều trị có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như béo phì, đau xương khớp, hiếm muộn vô sinh và bệnh lý tim mạch.



 

 

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, không sản xuất đủ lượng hormone quan trọng nhất định.

 

Suy giáp không có các triệu chứng đáng chú ý trong giai đoạn đầu. Theo thời gian, suy giáp không được điều trị có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, đau xương khớp, hiếm muộn vô sinh và bệnh lý tim mạch.

 

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng suy giáp dựa vào kết quả thực hiện xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Điều trị bằng hormone tuyến giáp thường đơn giản, an toàn và hiệu quả một khi bạn được tiếp cận phương pháp điều trị phù hợp.

 

 

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt hormone có nghiêm trọng hay không. Chúng có xu hướng phát triển chậm trong một vài năm trước khi có dấu hiệu nhận biết.

 

Thời gian khởi phát không nhận thấy các triệu chứng phổ biến của suy giáp như mệt mỏi hoặc tăng cân. Nhưng khi quá trình trao đổi chất tiếp tục chậm lại, các dấu hiệu suy giáp trở nên rõ ràng hơn.

 

 

Dấu hiệu và triệu chứng suy giáp có thể là:

  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm không khí lạnh.
  • Táo bón
  • Da khô
  • Tăng cân
  • Mặt sưng, phù
  • Khàn tiếng
  • Yếu cơ, khớp
  • Tăng cholesterol
  • Đau nhức cơ, phần mềm và cứng
  • Đau, cứng, sưng khớp
  • Kinh nguyệt nhiều hoặc thất thường
  • Rụng tóc
  • Nhịp tim chậm lại
  • Trầm cảm
  • Suy giảm trí nhớ
  • Bướu cổ (khi tuyến giáp phát triển quá mức)

 

 

Suy giáp ở trẻ sơ sinh

 

Mặc dù suy giáp thường gặp phụ nữ tuổi trung niên trở lên nhưng bất kỳ ai cũng có thể bị suy giáp, kể cả trẻ sơ sinh. Có thể trẻ sinh ra không có tuyến giáp hoặc tuyến không hoạt động bình thường, ít có dấu hiệu và triệu chứng. Khi trẻ sơ sinh gặp vấn đề về suy giáp, các triệu chứng có thể là:

Vàng da và vàng mắt. Trong hầu hết các trường hợp, điều này xảy ra khi chức năng gan của trẻ không thể chuyển hóa một chất gọi là bilirubin, chất này thường hình thành khi cơ thể tái chế các tế bào hồng cầu cũ hoặc bị hư hỏng.

Lưỡi thô, ráp.

Khó thở.

Tiếng khóc khàn.

Thoát vị rốn.

 

Khi bệnh tiến triển, trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi bú mẹ, không tăng trưởng và phát triển bình thường. Trẻ cũng có thể có biểu hiện như:

Táo bón.

Yếu cơ.

Ngủ li bì, ngủ nhiều

 

Khi trẻ sơ sinh bị suy giáp không được điều trị, ngay cả những trường hợp nhẹ cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe tổng thể, chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần.

 

 

Suy giáp ở trẻ em và thanh thiếu niên 

Nhìn chung, trẻ em và thanh thiếu niên bị suy giáp thường có các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến giống người lớn, nhưng cũng có thể có các dấu hiệu như:

Tăng trưởng kém, khó phát triển chiều cao

Gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng

Dậy thì muộn

Kém phát triển tinh thần

 

 

Khi nào cần gặp bác sĩ thăm khám?

 

Nên đi khám nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên do hoặc có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng phổ biến của bệnh suy giáp, chẳng hạn như da khô, mặt nhợt nhạt hoặc sưng phù, táo bón hoặc khàn giọng.

 

Nếu đang điều trị hormone suy giáp nên tái khám thường xuyên theo định kỳ và theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều quan trọng bạn cần nhớ là bác sĩ kê đơn thuốc phải an toàn và đáp ứng tốt cho quá trình điều trị.

 

 

Nguyên nhân gây suy giáp

 

Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, sự cân bằng của các phản ứng hóa học trong cơ thể bị rối loạn. Có thể do một số nguyên nhân khác như bệnh tự miễn, phương pháp điều trị cường giáp, xạ trị, phẫu thuật tuyến giáp và một số loại thuốc điều trị khác.

 

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm, nằm ở phía trước cổ, ngay bên dưới yết hầu (quả táo Adam). Các hormone được sản xuất bởi tuyến giáp gồm triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4), có tác động lớn đến sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Những hormone này cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát các chức năng quan trọng, chẳng hạn như nhiệt độ cơ thể và nhịp tim.

 

Suy giáp kết quả khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Có thể do một số yếu tố khác bao gồm:

 

Bệnh tự miễn: Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp là tình trạng rối loạn tự miễn được gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. Rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công các mô chính. Đôi khi quá trình này có liên quan đến tuyến giáp. Các nhà khoa học không chắc chắn tại sao điều này lại xảy ra, nhưng nó có thể là sự kết hợp của các yếu tố. Chẳng hạn như gen và tác động của môi trường sống. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, những kháng thể này có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp.

 

Đáp ứng quá mức với điều trị cường giáp: Những người sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) thường được điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc thuốc kháng giáp. Mục tiêu của các phương pháp điều trị này là đưa chức năng tuyến giáp trở lại hoạt động bình thường. Đôi khi, sự điều chỉnh cường giáp có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.

 

Phẫu thuật tuyến giáp: Loại bỏ tất cả hoặc một phần lớn tuyến giáp có thể làm giảm hoặc ngừng sản xuất hormone tuyến giáp. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần dùng hormone tuyến giáp suốt đời.

 

Xạ trị: Bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu cổ có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và có thể dẫn đến suy giáp.

 

Thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ suy giáp như là lithium, được sử dụng để điều trị một số bệnh rối loạn tâm thần hoặc trầm cảm. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị, hãy hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc đối với tuyến giáp.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên khoa

 

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]