Kiến thức y học

NƯỚC TIỂU NÓI ĐIỀU GÌ VỚI BẠN?

Cập nhật lúc: 2:01:57 CH - 21/11/2017

Quan sát màu nước tiểu có thể đoán biết một vài điều gì đó về tình trạng sức khỏe. Nhưng xét nghiệm nước tiểu có thể nói được nhiều điều hơn. Dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu mà bác sĩ có thể chẩn đoán hoặc theo dõi một số dấu hiệu của bệnh lý.


Ảnh minh họa

 

NƯỚC TIỂU VÀ SỨC KHỎE

 

Quan sát màu nước tiểu có thể đoán biết một vài điều gì đó về tình trạng sức khỏe. Nhưng xét nghiệm nước tiểu có thể nói được nhiều điều hơn. Dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu mà bác sĩ có thể chẩn đoán hoặc theo dõi một số dấu hiệu của bệnh lý.

 

MÁU TRONG NƯỚC TIỂU

 

Máu xuất hiện trong nước tiểu có thể  được gây ra bởi các yếu tố vô hại như hoạt động thể chất hoặc do sử dụng thuốc. Hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh thận, tiền liệt tuyến, ung thư bàng quang hay bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm…

 

QUAN SÁT KỸ HƠN

 

Một số loại thực phẩm và thuốc khi đưa vào cơ thể làm nước tiểu thay đổi màu sắc. Ví dụ, khi ăn củ cải đường nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu đậm, măng tây làm nước tiểu có màu xanh lá cây, và cà rốt làm nước tiểu có màu da cam. Một số loại thuốc kháng sinh còn làm cho nước tiểu có màu xanh lục và thuốc hóa trị làm nước tiểu có màu cam. Đôi khi màu nước tiểu không bình thường chính là dấu hiệu tình trạng sức khỏe có vấn đề. Hãy gặp bác sĩ ngay khi thấy màu nước tiểu khác lạ và ban không biết chắc chắn lý do tại sao.

 

NƯỚC TIỂU CÓ MÙI

 

Thực phẩm, các loại vitamin và thuốc điều trị bệnh có thể làm nước tiểu nặng mùi. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước hoặc bổ sung vitamin B6 cũng là nguyên nhân làm cho nước tiểu có mùi. Mùi nước tiểu cũng là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe như: bệnh tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận, suy gan…

 

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU

 

Nếu nước tiểu có những dấu hiệu sau đây như chuyển thành màu đỏ hoặc nâu hoặc có lẫn máu trong đó. Có thể là màu xanh lá cây hoặc có mùi khai. Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu (UTI) thường xảy ra vì vi khuẩn đã xâm nhập vào bàng quang hoặc niệu đạo, và đi ra ngoài bằng ống dẫn nước tiểu. Cần phải thực hiện xét nghiệm nước tiểu để tìm ra nguyên nhân. Nếu mắc phải, nhiễm trùng đường tiểu có thể được điều trị bằng kháng sinh.

 

TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT

 

Khi có quá nhiều đường (glucose) trong máu, mức glucose cao cũng được thể hiện trong nước tiểu. Mắt thường rất khó nhận biết mà cần phải làm xét nghiệm nước tiểu. Đó chính là dấu hiệu của bệnh tiểu đường và nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, mù lòa và các vấn đề sức khỏe khác.

 

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

 

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm tìm thể xêtôn trong máu và nước tiểu. Khi cơ thể bắt đầu phá vỡ lượng chất béo không thể chuyển hóa đường thành năng lượng nuôi sống cơ thể.

 

MẤT NƯỚC

 

Nếu nước tiểu sậm màu và không thường xuyên như vậy, điều đó có nghĩa là cơ thể thiếu lượng nước cần thiết. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc thậm chí ói mửa.

 

MANG THAI

 

Có một dải hóa học từ bộ dụng cụ thử thai được sử dụng để nhúng vào nước tiểu của người phụ nữ (gọi là gonadotropin hoặc nồng độ hóc-môn hCG) để nhận biết có thai hay không. Kết quả gần như chính xác từ 5 đến 10 ngày sau khi chu kỳ kinh nguyệt bị trễ.

 

BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

 

Nước tiểu sủi bọt điều đó có nghĩa là trong nước tiểu có nhiều protein hơn bình thường. Đây thường là dấu hiệu sớm nhất của bệnh thận đái thái đường, là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận. Điều đó khiến cơ thể giữ muối, nước và chất thải trong máu nhiều hơn mức cần thiết. Cần xét nghiệm protein nước tiểu gọi là albumin để tìm ra nguyên nhân bệnh lý.

 

VIÊM CẦU THẬN

 

Tiểu ra máu hoặc nước tiểu sủi bọt là dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như khuôn mặt hoặc mắt cá chân bị sưng, chuột rút hay da bị mẩn ngứa. Hoặc cũng có thể xảy ra khi các bộ lọc nhỏ bên trong thận bị viêm. Điều đó làm cho chất lỏng và chất thải tích tụ trong cơ thể và gây ra các vấn đề như cao huyết áp hoặc suy thận. Viêm cầu thận còn là biến chứng của một số vấn đề sức khoẻ bao gồm tiểu đường, nhiễm trùng, hoặc bệnh tự miễn dịch.

 

VIÊM MẠCH

 

Nước tiểu sẽ có màu trà, cơ thể có thể bị sốt và đau nhức nếu có điều gì đó ảnh hưởng đến thận. Điều đó xảy ra khi các kháng thể trong cơ thể sản sinh để chống lại vi khuẩn tấn công các mạch máu nhỏ trong cơ quan nào đó trong cơ thể, dẫn đến trong nước tiểu có máu và protein cao, trầm trọng hơn khiến thận ngừng hoạt động.

 

TẮC NGHẼN ỐNG DẪN TIỂU

 

Nếu ít buồn tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu không nhiều, điều đó có nghĩa là có một cái gì đó gấy tắc nghẽn ở ống dẫn tiểu. Hoặc cũng có thể thấy máu trong nước tiểu hoặc có màu trắng đục. Sự tắc nghẽn là do tuyến tiền liệt, sỏi thận, ung thư bàng quang, hoặc máu đông, cùng với các điều kiện khác.

 

SỎI THẬN

 

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị sỏi thận - khi một số chất nhất định tạo thành các khối đá nhỏ làm cản trở ống dẫn tiểu. Bạn cần phải xét nghiệm nước tiểu để xác định định lượng canxi và nồng độ axit uric. Các xét nghiệm này cũng giúp tìm ra nguyên nhân bệnh lý liên quan tới ruột non, tuyến cận giáp, hoặc thận.

 

BỆNH LUPUS

 

Bệnh này xảy ra khi hệ miễn dịch có chức năng tấn công các vật lạ trong cơ thể. Nếu ảnh hưởng đến thận (viêm thận lupus), đó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu ra máu hoặc nước tiểu sủi bọt. Chưa có cách chữa bệnh này, và các bác sĩ cũng không chắc chắn nguyên nhân gây ra tình trạng này và bệnh chủ yếu thường gặp ở phụ nữ.

 

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GAN HOẶC TÚI MẬT

 

Nước tiểu sậm màu, rất có thể chức năng gan hoặc túi mật có vấn đề. Quá nhiều các loại thuốc là nguyên nhân gây ra như acetaminophen (Tylenol), ung thư, sỏi túi mật, virus viêm gan C và các căn bệnh khác. Những vấn đề này có thể làm cho cơ thể bạn tạo ra chất lỏng màu vàng gọi là bilirubin làm cho nước tiểu rất đậm màu. Nếu rò rì ra bên ngoài và tấn công vào máu làm cho da và mắt trở nên vàng (gọi là bệnh vàng da). Xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ đo được nồng độ bilirubin. 

 

 

Lược dịch | Nguồn WebMD