Sinh hoạt khoa học

Sinh hoạt khoa học: Khảo sát phổ vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện An Sinh năm 2016

Cập nhật lúc: 3:41:01 CH - 14/11/2017

Đề kháng kháng sinh đang gia tăng và là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh ở các cơ sở y tế được khuyến cáo nên thực hiện hàng năm để bác sĩ lâm sàng có cơ sở lựa chọn phác đồ điều trị kháng sinh cho bệnh nhân.




 

TÓM TẮT

 

Đặt vấn đề:

 

Đề kháng kháng sinh đang gia tăng và là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh ở các cơ sở y tế được khuyến cáo nên thực hiện hàng năm để bác sĩ lâm sàng có cơ sở lựa chọn phác đồ điều trị kháng sinh cho bệnh nhân. Lần đầu tiên, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu hồi cứu về phổ vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh ở các bệnh nhân nhập bệnh viện An Sinh trong năm 2016. 

 

 

Đối tượng & phương pháp:

 

Dữ liệu về nuôi cấy và kháng sinh đồ của các vi khuẩn phân lập từ các mẫu bệnh phẩm khác nhau được thu thập tại khoa Xét nghiệm bệnh viện An Sinh từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016.

 

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu

 

Kết quả:

  • Trong 317 mẫu bệnh phẩm của 245 bệnh nhân được cấy vi sinh ở bệnh viện An Sinh năm 2016, tỷ lệ cấy dương tính chung là 24% (76 mẫu). Mẫu cấy máu có tỷ lệ (+) thấp nhất (3,4%). Có 9 loài vi khuẩn phân lập được ở các bệnh nhân, trong đó có 3 vi khuẩn thường gặp nhất là E. coli (44,7%), Klebsiela sp (22,4%) và Staphylococcus sp (coagulase âm tính) (13,2%). Bốn nhóm kháng sinh có tỷ lệ đề kháng cao là Beta-lactam phân nhóm PNC thế hệ 1 (kháng > 90%), phân nhóm Cephalexin (kháng 50-60 %); Quinolone (kháng 35-70%); Bactrim (kháng 100%) và Lincosamid (kháng > 60%). Các kháng sinh còn nhạy cảm cao gồm phân nhóm PNC/ Acid clavulanic (nhạy 70-80%), Cacbapenem (nhạy # 90%); Aminoglycosid (khoảng 80%); Nhóm Peptid và Nitrofurantoin còn nhạy 100%.
  • Có 2 nhóm kháng sinh thường được sử dụng nhất trong điều trị ban đầu ở BV An Sinh là nhóm beta-lactam (46,8%) và quinolone (38,7%) là 2 nhóm kháng sinh có tỷ lệ đề kháng cao.

 

 

Kết luận:

 

Cần chỉ định cấy vi sinh trước khi dùng kháng sinh cho bệnh nhân. Thận trọng khi sử dụng kháng sinh beta-lactam phân nhóm Penicillin, Cephalosporin hoặc nhóm Quinolone trong phác đồ điều trị ban đầu cho các bệnh nhân vì E. coli là tác nhân gây nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở bệnh viện An Sinh. Nên lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ để có kết quả điều trị tối ưu cho người bệnh.

 

 

SUMMARY

 

Objective:

 

Antibiotic resistance is increasing and a serious problem in Vietnam. Each hospital is recommendated to have their own antibiotic resistance data annually. We conducted this study to identify the groups of bacteria and drug resistant spectrum at An Sinh hospital in 2016.

 

 

Subjects and method:

 

Data regarding culture and sensitivity of the organisms isolated from different sources such as urine, blood, wound swab/pus, stool, sputum and tracheal aspirations were collected from the records of the Microbiology Department from January to December in 2016.

 

Setting and design:

 

A retrospectively observational study was conducted at An Sinh General Hospital.

 

 

Results: 

 

We retrospectively reviewed 317 culture episodes in 245 patients. The positive culture rate was 24% (76 episodes), in which, the lowest (3.4%) positive rate was blood culture. Among 9 genera founded, the three most common pathogens were Escherichia coli (44.7%)Klebsiella spp (22.4%) and coagulase-negative staphylococci (13.2%).

 

Four antibiotic groups which had highly resistant rate were Beta-lactam penicillins (resistance more than 90%), Beta-lactam cephalosporins (resistance about 50-60%), Quinolone (resistance about 35-70%), Bactrim (resistance about 100%), Lincosamid (resistance more than 60%).

 

Antibiotic groups which were still high sensitive included Beta-lactams/clavulanic acid (Sensitivity about 70-80%), Carbapenems (Sensitivity about 90%), Aminoglycosids (80%). No resistance to Peptids & Nitrofurantoin (sensitivity 100%) was founded.

 

Two antibiotic groups used as an empirictreatment regimens at An Sinh hospital were Beta-lactam and Quinolone which had the most resistant rate.

 

 

Conclusion:

 

Bacterial cultures should be prescribed before antimicrobial therapy. Using penicillins, cephalosporins or quinolones as an empiric therapy regimens should be reconsidered due to the most common pathogens was E. coli at An Sinh hospital. Choosing antibiotic drugs from drug susceptibility testing results are strongly recommended.

 

 

TS. BS. Nguyễn Thị Bích Yến

Trưởng khoa Xét nghiệm BV An Sinh