Kiến thức y học

Chuyên mục “Bạn hỏi bác sĩ trả lời” số 4 với chủ đề “Bệnh lý tim mạch”

Cập nhật lúc: 11:49:26 SA - 28/03/2024

Chào mừng bạn đến với chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” số thứ 4 với chủ đề Bệnh lý tim mạch. Bệnh lý tim mạch luôn là một thách thức lớn với y học. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 17,9 triệu người tử vong do bệnh tim mạch, trong đó 85% gây ra bởi bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

 



 

Chào mừng bạn đến với chuyên mục “BẠN HỎI BÁC SĨ TRẢ LỜI” số thứ 4 với chủ đề BỆNH LÝ TIM MẠCH

 

Bệnh lý tim mạch luôn là một thách thức lớn với y học.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 17,9 triệu người tử vong do bệnh tim mạch, trong đó 85% gây ra bởi bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có gần 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn hẳn so với tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư.

Điều đáng lưu ý là các bệnh động mạch não, mạch vành và động mạch ngoại biên thường gặp ở người cao tuổi đang trở nên phổ biến ở người trẻ tuổi. Chủ yếu do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ nên không đánh giá được nguy cơ và có các biện pháp phòng ngừa hoặc tầm soát sớm.

Bệnh tim mạch phát triển có thể dẫn đến hẹp van tim, cứng thành động mạch gây tắc nghẽn các mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ máu giàu oxy đến tim, não và các bộ phận khác trong cơ thể. Có thể làm suy yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bạn có câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề sức khỏe hãy nhanh tay gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua:
Email: info@ansinh.com.vn
Fanpage
www.facebook.com/benhviendakhoaansinh

Các câu hỏi, thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi truyền tải theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm để bạn vừa có thể giải trí, thư giãn đầu óc vừa có thể tích lũy thêm kiến thức y học.

Chuyên mục “BẠN HỎI BÁC SĨ TRẢ LỜI” mong muốn cung cấp cho bạn những kiến thức y học cơ bản, dễ dàng ghi nhớ và có thể ứng dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày.

 

Poster 1: Bệnh tim mạch là gì?

Tình trạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc và hoạt động của tim cũng như các mạch máu, gây suy yếu khả năng hoạt động của cơ tim. Các loại bệnh lý tim mạch bao gồm bệnh lý mạch máu, bệnh lý van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim, bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh lý tim nhiễm khuẩn.

 

Poster 2: Bác sĩ thực hiện khám và chẩn đoán bệnh tim mạch như thế nào?

Khi có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh lý tim mạch, bác sĩ thăm khám sẽ chỉ định chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cơ bản gồm:

Khám lâm sàng: Thăm hỏi bệnh sử bản thân và gia đình để đánh giá nguy cơ, triệu chứng bệnh lý, kiểm tra huyết áp, nghe nhịp tim để xác định nguyên nhân.

Xét nghiệm máu: Kiểm tra đánh giá nồng độ cholesterol, đường huyết và chức năng tim.

Điện tâm đồ, siêu âm tim: Kỹ thuật chẩn đoán đơn giản, an toàn và không xâm lấn, giúp bác sĩ phát hiện các bất thường và xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề tim mạch.

Các xét nghiệm chuyên sâu khác khi cần thiết gồm holter điện tim, điện tim gắng sức, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp vi tính cắt lớp (CT-scan) để đánh giá chính xác và chi tiết hơn về tình trạng tim mạch.

 

Poster 3: Các loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho tim mạch?

Tim mạch khỏe mạnh cũng cần một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Bạn cần cân nhắc ngay từ bước lựa chọn tiếp đến là chế biến thực phẩm. Thực phẩm tốt cho hệ tim mạch gồm các loại cá béo nguồn cung cấp axit béo Omega-3; rau xanh và trái cây cung cấp vitammin và khoáng chất; ngũ cốc nguyên hạt, đậu; thay thế mỡ động vật thành dầu thực vật.

 

Poster 4: Lợi ích của hoạt động thể chất với sức khỏe tim mạch?

Tập thể dục không chỉ mang lại lợi ích cho sự phát triển của cơ bắp và xương khớp mà còn tác động tích cực đến toàn bộ cơ thể và hoạt động tim mạch. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý là có chế độ tập luyện phù hợp, tăng dần mức độ và thời gian tập luyện, lắng nghe cơ thể và tránh quá sức, duy trì đều đặn mỗi ngày.

 

Poster 5: Những thói quen lành mạnh giữ trái tim luôn khỏe mạnh?

Theo dõi các chỉ số huyết áp, đường huyết và nồng độ cholesterol

Hạn chế tiêu thụ các loại thức uống có cồn, bỏ hút thuốc lá

Chế độ ăn uống hợp lý, tăng lượng chất xơ, tránh muối, đường, chất béo

Vận động thể chất 30 phút mỗi ngày, giữ cân nặng ổn định

Ngủ đủ và ngon giấc mỗi đêm, kiểm soát căng thẳng

Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng hoặc ít nhất 1 năm 1 lần

 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc. 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

 

Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.