Trang chủ  >   Y học thường thức   >   Bài viết

Chuyên mục “Bạn hỏi bác sĩ trả lời” số 5 với chủ đề “Kiểm soát hiệu quả bệnh mạn tính”

Chúng ta lại gặp nhau trong chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” số thứ 5 với chủ đề Kiểm soát hiệu quả bệnh mạn tính.Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê ước tính có khoảng 22 triệu người Việt Nam mắc bệnh mạn tính không lây nhiễm. Tình trạng này đã đang là một gánh nặng sức khỏe, có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa qua mỗi năm không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới.

Chúng ta lại gặp nhau trong chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” số thứ 5 với chủ đề Kiểm soát hiệu quả bệnh mạn tính.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê ước tính có khoảng 22 triệu người Việt Nam mắc bệnh mạn tính không lây nhiễm. Tình trạng này đã đang là một gánh nặng sức khỏe, có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa qua mỗi năm không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới.

Bệnh mạn tính không lây nhiễm được hiểu là các bệnh mạn tính, không lây từ người sang người, tiến triển chậm trong thời gian dài. Một số bệnh mạn tính không lây nhiễm phổ biến gồm bệnh tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim…), tăng huyết áp, đái tháo đường (tiểu đường), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư, rối loạn lo âu, trầm cảm…

Tỷ lệ hiện mắc bệnh tăng huyết áp ở người từ 18 đến 69 tuổi khoảng 15 triệu người; tỷ lệ hiện mắc bệnh đái đái tháo đường ở người từ 18 đến 69 tuổi khoảng 4,5 triệu người; tỷ lệ hiện mắc bệnh COPD trên 40 tuổi khoảng 2 triệu người; tỷ lệ hiện mắc ung thư khoảng 354.000 người. Tỷ lệ hiện mắc chưa được chẩn đoán và điều trị còn khá lớn trong cộng đồng.

Mời bạn đọc tiếp nội dung Kiểm soát hiệu quả bệnh mạn tính dưới đây để tìm hiểu về bệnh mạn tính không lây nhiễm để biết cách phòng ngừa, thăm khám phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhé!

Bệnh mạn tính là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa bệnh mạn tính là bệnh tiến triển kéo dài hoặc thường hay tái phát, thời gian bệnh cũng rất lâu. Bệnh mạn tính không thể phòng ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh mạn tính có thể kiểm soát bằng thuốc điều trị hoặc các phương pháp điều trị khác.

Điều gì sẽ xảy ra khi bệnh mạn tính không được điều trị?

Bệnh mạn tính diễn biến thầm lặng nhưng vẫn có thể gây tổn thương, biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong nếu không được điều trị và kiểm soát tốt. Bệnh mạn tính không thể phát hiện bằng thăm khám thông thường, cách duy nhất là khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán sàng lọc.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh mạn tính?

Mọi người ở mọi độ tuổi đều có thể là đối tượng mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, người có yếu tố nguy cơ cao sẽ dễ mắc bệnh hơn.

  • Yếu tố có thể thay đổi: thói quen, lối sống, chế độ ăn uống, tập thể dục, kiểm soát căng thẳng…
  • Yếu tố không thể thay đổi được: tuổi tác, di truyền, bẩm sinh.  

Bệnh mạn tính có tác động tới sức khỏe tinh thần không?

Khoa học đã chứng minh, bệnh tật tác động mạnh mẽ tới sức khỏe tinh thần và ngược lại. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào đời sống tinh thần và khả năng tự giải tỏa căng thẳng của mỗi người. Sự hỗ trợ tinh thần từ người thân, gia đình và bạn bè góp phần quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe tốt.  

Làm thế nào để sống vui khỏe cùng bệnh mạn tính?

Bệnh mạn tính cần thời gian điều trị lâu dài, bác sĩ điều trị dựa vào cá thể hóa. Điều bạn cần làm là tuân thủ điều trị của bác sĩ, hiểu đúng về tình trạng sức khỏe bản thân, duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý.

  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ: không tự ý đổi thuốc, bỏ thuốc, bỏ điều trị, thăm khám đều đặn theo lịch hẹn để bác sĩ có sự điều chỉnh phù hợp.
  • Hiểu đúng về tình trạng sức khỏe bản thân: dành thời gian tìm hiểu về các triệu chứng có thể mắc phải, cách thức điều trị, thói quen có lợi sức khỏe… Nếu có thắc mắc hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Chế độ ăn uống, vận động và ngủ nghỉ hợp lý: là những yếu tố góp phần kiểm soát và cải thiện sức khỏe tốt hơn. Dinh dưỡng đầy đủ, vận động vừa sức, ngủ ngon giấc, tránh mọi sự kích thích gây căng thẳng.

Mời bạn tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe đang thực hiện tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh:

Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề sức khỏe hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua:

Chuyên mục “Bạn hỏi bác sĩ trả lời” được chọn lọc từ các câu hỏi, thắc mắc của bạn được chúng tôi truyền tải theo hình thức câu hỏi và trả lời. Mong muốn cung cấp cho bạn những kiến thức y học cơ bản, dễ dàng ghi nhớ và có thể ứng dụng ngay vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc.

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

* Thông tin tham khảo không thay thếviệc thăm khám và tư vấn bác sĩ

Bệnh viện An Sinh triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, hướng tới mục tiêu số hóa y tế,  giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Phân biệt lo âu xã hội và tính nhút nhát

Lo âu xã hội và nhút nhát đều khiến người ta cảm thấy không thoải mái trong các tình huống giao tiếp, tuy nhiên đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhút nhát là một đặc điểm tính cách phổ biến, trong khi lo âu xã hội là

Phân biệt nhồi máu cơ tim và chứng ợ nóng

Đau ngực là triệu chứng phổ biến của cả nhồi máu cơ tim và ợ nóng, tuy nhiên nguyên nhân và mức độ nguy hiểm giữa hai tình trạng này hoàn toàn khác nhau. Trong khi ợ nóng thường liên quan đến vấn đề tiêu hóa, nhồi máu cơ tim

Tác hại của thuốc lá với sức khỏe tổng thể

Hút thuốc lá có thể gây ra những tác động tiêu cực cả ngắn hạn và dài hạn với sức khỏe tổng thể, tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh ung thư phổi và một số bệnh ung thư khác, bệnh đái