Kiến thức y học

Khám sức khỏe tổng quát tầm soát bệnh mạn tính

Cập nhật lúc: 3:39:27 CH - 29/03/2023

Bệnh mạn tính là tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể lâu dài, có thể kéo dài trong nhiều tháng (3 tháng) hoặc nhiều năm. Bệnh mạn tính phổ biến ở người cao tuổi do quá trình lão hóa của cơ thể cùng tuổi tác nhưng xuất hiện ngày càng nhiều nhiều ở giới trẻ ảnh hưởng bởi lối sống hiện đại, gguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản

 



 

 

Bệnh mạn tính là gì?

 

Bệnh mạn tính là tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể lâu dài, có thể kéo dài trong nhiều tháng (3 tháng) hoặc nhiều năm.

 

Bệnh mạn tính không thể tự khỏi, không thể phòng bệnh bằng vaccine, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cần điều trị bằng thuốc suốt đời. Tuy nhiên, bệnh mạn tính có thể phát hiện nguy cơ tiềm ẩn từ rất sớm khi chưa có dấu hiệu rõ ràng, các triệu chứng có thể kiểm soát tốt, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, người bệnh hoàng toàn chung sống lâu, sống khỏe mạnh và hạnh phúc nếu tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

 

Bệnh mạn tính phổ biến ở người cao tuổi do quá trình lão hóa của cơ thể cùng tuổi tác. Theo số liệu thống cho thấy, người cao tuổi đang gặp phải ít nhất một bệnh mạn tính hoặc nhiều bệnh mạn tính kết hợp. Điều đáng lưu ý là bệnh mạn tính xuất hiện ngày càng nhiều nhiều ở giới trẻ và đang có xu hướng tăng nhanh. Ảnh hưởng bởi lối sống hiện đại làm thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh. Nguyên nhân chính gây ra các vấn đề sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản.

 

 

Bệnh mạn tính gồm những bệnh lý nào?

 

Bệnh mạn tính là bệnh lý không lây truyền. Có 4 loại bệnh mạn tính phổ biến gồm:

Bệnh tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim

Bệnh ung thư

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh tiểu đường

 

 

Ai có nguy cơ mắc bệnh mạn tính?

 

Bệnh mạn tính không có bất kỳ dấu hiệu nào giai đoạn khởi phát, các triệu chứng gần giống nhau nên mọi người dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Phần lớn người mắc bệnh mạn tính thường được bác sĩ phát hiện và chẩn đoán khi đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc khi cơ thể đã xuất hiện dấu hiệu bệnh lý rõ ràng.

 

 

Bệnh mạn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống không?

 

Bệnh mãn tính không chỉ tác động mạnh mẽ tới sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần. Đối với sức khỏe thể chất, triệu chứng chung của các bệnh mạn tính thường gây ra những cơn mệt mỏi, cơn đau dai dẳng, thay đổi về ngoại hình… Đối với sức khỏe tinh thần, xuất hiện cảm giác chán nản, thất vọng, tức giận, tuyệt vọng về tình trạng sức khỏe của bản thân. Sự ảnh hưởng tiêu cực này có thể gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm. Điều này không chỉ tạo áp lực cho người bệnh mà còn ảnh hưởng tới những người thân trong gia đình, đặc biệt là người trực tiếp chăm sóc.

 

Người bệnh đòi hỏi cần nhiều nỗ lực hơn trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể bằng cách chủ động loại bỏ thói quen không lành mạnh, chú ý chế độ ăn uống hàng ngày, tích cực vận động thể chất, tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định điều trị của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.

 

Bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc do tính chất thay đổi thể chất và tinh thần để vượt qua các triệu chứng bệnh lý. Chất lượng cuộc sống cũng giảm đáng kể vì họ sẽ không tự chăm sóc được cho bản thân, cần sự hỗ trợ và chăm sóc của những người thân trong gia đình. Điều này khiến họ dễ cảm thấy tủi thân, mất kiểm soát cảm xúc và trở nên lo lắng về tương lai của bản thân và những người thân xung quanh.

 

 

Phòng bệnh mạn tính hiệu quả bằng cách nào?

 

Lắng nghe cơ thể, duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi năm ít nhất một lần, tầm soát sớm bệnh mạn tính nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, thăm khám đều đặn theo lịch hẹn và tuân thủ điều trị của bác sĩ. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh đi bộ là một trong những biện pháp đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể chống lại sự lão hóa và ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính phổ biến.

 

Để việc đi bộ mang lại hiệu quả giúp nâng cao và cải thiện sức sức khỏe thể chất và tinh thần, một số điều cần lưu ý:

  • Duy trì việc đi bộ thường xuyên, mỗi ngày khoảng 30 phút.
  • Nên khởi động cho ấm người trước khi đi bộ để tránh bị chấn thương.
  • Theo dõi để điều chỉnh thời lượng và cường độ vừa sức, phù hợp với thể trạng.
  • Không tập khi đang đói, huyết áp không ổn định, lượng đường máu tăng cao.
  • Có thể chia nhỏ thời gian, kết hợp đi bộ nhanh đi bộ chậm, đi bộ ở công viên, đi bộ ra siêu thị, sử dụng thang bộ, làm các công việc nhà, chăm sóc vườn cây…
  • Sau khi đi bộ về thực hiện thêm các động tác giãn cơ giúp thả lỏng cơ thể.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu protein, rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước.

 

Trong nghiên cứu khoa học trước đây cũng chỉ ra rằng chỉ cần 10 phút đi bộ mỗi ngày giúp kéo dài tuổi thọ. Đi bộ thường bị bỏ qua vì những lợi ích sức khỏe lâu dài, hoạt động đơn giản này có thể giúp cơ thể giảm lưỡng mỡ thừa, tăng sức bền cho cơ bắp, cải thiện hệ cơ xương khớp, nâng cao sức khỏe tim mạch. Đi bộ còn được xem là công cụ đắc lực trong việc kiểm soát hiệu quả các tình trạng sức khỏe khác nhau như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đái tháo đường típ 2. 

 

 

“Bí kíp” chung sống khỏe mạnh và hạnh phúc với bệnh mạn tính

 

Bệnh mãn tính chưa có cách điều trị khỏi hẳn hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh sống hạnh phúc, không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình bằng cách:

 

Có kiến thức cơ bản về bệnh lý mình đang mắc phải: Thường xuyên cập nhật thông tin và bổ sung kiến thức từ những nguồn chính thống và uy tín sẽ giúp người bệnh tự tin, kiểm soát và đánh bại được sự thay đổi trạng thái cảm xúc.

 

Sẵn sàng nhận sự giúp đỡ từ người thân và những người xung quanh: Tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực luôn luôn quan trọng và cần thiết, trò chuyện cởi mở khi cần sự giúp đỡ sẽ giúp người bệnh giải tỏa cảm xúc bức bối và có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

 

Tạo ra các mục tiêu cụ thể, ngắn hạn: Từng bước chinh phục các mục tiêu ngắn hạn giúp người bệnh có thêm niềm tin, sức khỏe được cải thiện và hồi phục mau chóng, kiểm soát tình trạng bệnh lý tốt hơn.

 

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và nhận được hướng dẫn, lời khuyên để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

 

Bệnh mạn tính có thể trở thành nỗi lo lớn mặc dù vẫn có cách điều trị hiệu quả và an tòa. Nếu biết cách kiểm soát tốt các triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ biến chứng sẽ mang đến cho người bệnh một cuộc sống chất lượng, sống lâu, sống khỏe mạnh, sống hạnh phúc, sống yên vui cùng gia đình.

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

   

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]