Kiến thức y học

Phòng một số bệnh lý thường gặp khi trời lạnh

Cập nhật lúc: 4:49:49 CH - 03/01/2023

Trời lạnh, người lớn và trẻ em đều rất dễ mắc bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, tiêu chảy... Nguyên nhân chủ yếu do nhiệt độ thấp, không khí ẩm là điều kiện thuận lợi cho một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh và mạnh mẽ.




 

Trời lạnh, người lớn và trẻ em đều rất dễ mắc bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, tiêu chảy... Nguyên nhân chủ yếu do nhiệt độ thấp, không khí ẩm là điều kiện thuận lợi cho một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh và mạnh mẽ.

Điều này có liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh làm hệ thống miễn dịch bị tổn thương, khiến cơ thể không đủ khả năng chống lại virus gây nhiễm trùng.

Một số bệnh rất thường gặp khi trời lạnh:

Cảm lạnh

Mọi người vẫn thường nhầm lẫn giữa cảm lạnh thông thường và cảm cúm bởi có các triệu gần giống nhau, đều là bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh và ảnh hưởng đối với sức khỏe hoàn toàn khác nhau.

Cảm lạnh thường do các loại virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus. Triệu chứng thường ở mức độ nhẹ, ít nghiêm trọng hơn như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, sốt nhẹ, nhức đầu, đau cơ khớp nhẹ, một số ít bị nôn ói và tiêu chảy. Các triệu chứng thường kéo dài từ 3 - 7 ngày, giai đoạn dễ lây bệnh nhất là trong 3 ngày đầu hoặc tuần đầu tiên bị bệnh.

Rửa tay thường xuyên, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp và sử dụng chung đồ dùng cá nhân để giảm nguy cơ bị lây nhiễm. Chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng cho bản thân, có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát sự căng thẳng có thể giúp bạn hạn chế được nguy cơ bị cảm lạnh. Thăm khám bác sĩ để điều trị khỏi hẳn các triệu chứng.

Cúm mùa

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Các triệu chứng thường gặp sốt cao đột ngột, ho khan, đau đầu, đau nhức cơ khớp, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi. Tình trạng ho có thể nặng và kéo dài hơn 2 tuần.

Hầu hết mọi người hồi phục sau khi hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng một tuần. Tuy nhiên, cúm mùa có thể diễn tiến nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cúm bao trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người có sẵn bệnh lý nền.

Theo khuyến cáo WHO, bệnh cúm có thể phòng bệnh hiệu quả bằng cách chích ngừa vaccine cúm hàng năm.

Phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ
­Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi

­Người cao tuổi trên 65 tuổi
Người mắc bệnh mãn tính
.

Ngoài tiêm chủng, các biện pháp vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng.


Viêm phế quản:

Viêm phế quản được chia ra làm 2 loại

Viêm phế quản cấp tính: thường diễn ra trong thời gian ngắn, có thể kéo dài vài tuần.

Viêm phế quản mãn tính: có thể kéo dài hàng tháng hoặc qua năm này, năm khác.

Các triệu chứng thường gặp là ho, ho có đờm, ho dai dẳng kéo dài, thở khò khè, khó thở, tức ngực, sốt, mệt mỏi. Người khoẻ mạnh khi tiếp xúc với người bị viêm phế quản có nguy cơ nhiễm phải virus hoặc vi khuẩn lây truyền qua không khí, dịch tiết mũi họng, khi ho hoặc hắt hơi...

Trẻ dưới 1 tuổi rất dễ bị viêm phế quản do cơ thể còn non yếu chưa phát triển hoàn thiện. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Phòng bệnh viêm phế quản đeo khẩu trang khi ra ngoài, không hút thuốc lá, làm sạch không khí trong nhà, giữ ấm, thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời, dứt điểm các triệu chứng khi bị viêm họng, viêm amidan... để tránh biến chứng.


Viêm họng:

Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến. Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm họng. Triệu chứng thường gặp khác là cảm thấy khó chịu khi cổ họng đau rát, nóng rát , đặc biệt là khi nuốt. Tuy nhiên, đau họng cũng là triệu chứng phổ biến của một số bệnhkhác hoặc tình trạng sức khỏe khác như cảm cúm, sốt, viêm thanh quản... Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương về sau.

Thời tiết và môi trường là tác nhân chủ yếu gây bệnh, trời lạnh là lúc cao điểm có tỷ  lệ mắc viêm họng nhiều nhất. Phòng bệnh viêm họng bằng cách súc họng nước muối, uống trà gừng, trà chanh mật ong, giữ ấm cơ thể.

Cần thăm khám ngay khi tình trạng đau họng và khàn tiếng kéo dài nhiều ngay không dứt và sốt cao trên 39 độ C.


Tiêu chảy:

Tiêu chảy cấp hay tiêu chảy mùa đông là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày, đường ruột cấp do rotavirus gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt từ 3 - 24 tháng tuổi, các triệu chứng có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày.

Mặc dù bệnh tiêu chảy là bệnh lý phổ biến thường gặp nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, cơ thể dễ suy kiệt do mất nước và thiếu muối.

Phòng bệnh tiêu chảy, mọi người chú ý rửa tay đúng cách làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có thể gây ra tiêu chảy, chích ngừa vaccine rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy do rotavirus, đảm bảo an toàn vệ sinh khi lựa chọn và chế biến thực phẩm, uống nhiều nước và hạn chế nơi đông người cho đến khi cơ thể hồi phục hoàn toàn.

 

Bí quyết đơn giản để tận hưởng những ngày trời lạnh thật vui thật ấm áp là luôn chú ý giữ ấm cơ thể, mặc ấm, uống ấm và ăn ấm. Lắng nghe cơ thể để nhận biết những tín hiệu từ sớm, để có thể tự điều chỉnh nhịp sống sinh hoạt, trước khi đến gặp bác sĩ khám tư vấn và để được kiểm tra đánh giá sức khỏe toàn diện.

 

Tại Bệnh viện An Sinh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn dịch vụ kiểm tra sức khỏe phù hợp theo từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu thăm khám của bạn.

 

Bệnh viện An Sinh triển khai Bệnh án điện tử (EMR), giải pháp công nghệ hữu hiệu giúp bạn chủ động “quản lý” thông tin sức khỏe trong thời đại 4.0. Truy cập dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản trên thiết bị số có kết nối internet (Wifi, 3G, 4G, 5G), bạn có thể tự theo dõi trình tự thời gian khám bệnh, các kết quả xét nghiệm tương ứng, hình ảnh chuẩn DICOM… Để hiểu thêm về Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện An Sinh mời bạn đọc thông tin tại đây http://www.ansinh.com.vn/News.aspx?NewsID=2504

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 


 


 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]