Kiến thức y học

Mối liên hệ mật thiết giữa tăng huyết áp và tăng cholesterol (phần 2)

Cập nhật lúc: 3:40:04 CH - 29/12/2021

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi một người có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp hay tăng cholesterol hoặc kết hợp cả hai sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Hãy thiết lập một lịch trình sinh hoạt phù hợp và khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh toàn diện, tận hưởng và khám phá những niềm vui của cuộc sống.



 

 

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi một người có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp hay tăng cholesterol hoặc kết hợp cả hai sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Lối sống có thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Hãy thiết lập một lịch trình sinh hoạt phù hợp và khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh toàn diện, tận hưởng và khám phá những niềm vui của cuộc sống. 

 

Sự kết hợp của tăng huyết áp và tăng cholesterol có thể phá hỏng động mạch

Theo thời gian, những áp lực này có thể phá hỏng động mạch và các mạch máu khác. Bởi chúng không được thiết lập để quản lý mức độ tăng cao liên tục của huyết áp. Kết quả là chúng bị rò rỉ và gây tổn thương nghiêm trọng.

 

Những giọt chảy bị rò rỉ là nơi “dừng chân” lý tưởng cho lượng cholesterol dư thừa. Điều đó có nghĩa là những tổn thương do tăng huyết áp tạo ra bên trong thành động mạch và mạch máu có thể dẫn đến sự tích tụ nhiều mảng bám và thu hẹp động mạch do lượng cholesterol trong máu tăng cao. Điều đó thúc ép trái tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu vận chuyển khắp cơ thể, khiến cơ tim bị căng thẳng quá mức.

 

Hai yếu tố này giống như một nhóm phản diện làm việc cùng nhau, điều này khiến mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn đối với chức năng tim, động mạch và sức khỏe tổng thể. Thật vậy, theo thời gian, tăng huyết áp và tăng cholesterol có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác cho mắt, thận, não và các cơ quan quan trọng khác của cơ thể.

 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy có mối quan hệ hợp tác này không lành mạnh. Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu khoa học đã biết rằng nồng độ cholesterol tăng cao có thể dẫn đến tăng huyết áp. Năm 2002, họ phân chia những người tình nguyện viên tham gia nghiên cứu thành ba nhóm theo mức cholesterol gồm thấp, trung bình và cao. Sau đó, họ kiểm tra huyết áp của những người này trong các điều kiện nghỉ ngơi và tập thể dục khác nhau.

 

Những người có nồng độ cholesterol cao sẽ có mức huyết áp cao hơn đáng kể khi tập thể dục so với những người có mức cholesterol thấp. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng ngay cả mức cholesterol tăng nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Dường như, mức cholesterol tăng cao có thể làm rối loạn mạch máu, lúc thì co lại lúc thì giãn nở ra, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực để đẩy máu đi khắp cơ thể.

 

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 4.680 người tham gia trong độ tuổi từ 40 đến 59 từ 17 quốc gia khác nhau. Họ đã xem xét mức huyết áp, mức cholesterol và chế độ ăn uống trong 24 giờ. Kết quả cho thấy mức cholesterol có liên quan trực tiếp đến huyết áp của tất cả những người tham gia.

 

Thực tế, sự hiện diện của cholesterol trong máu có thể dự đoán sự hiện diện của huyết áp cao trong tương lai. Đó là những gì các nhà khoa học đã báo cáo trong một nghiên cứu năm 2005 trên tạp chí tăng huyết áp. Họ đã phân tích dữ liệu từ 3.110 nam giới không được chẩn đoán tăng huyết áp hoặc tim mạch trước đó khi bắt đầu theo dõi họ trong khoảng 14 năm. Chỉ hơn 1.000 người trong số họ bị tăng huyết áp vào cuối cuộc nghiên cứu.

 

Kết quả cho thấy: 

  • Nam giới có mức cholesterol cao nhất có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp tăng 23% so với những người mức cholesterol thấp nhất. 
  • Nam giới có mức cholesterol toàn phần cao nhất ngoại trừ HDL cholesterol sẽ tăng 39% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. 
  • Nam giới có mức cholesterol toàn phần với HDL cholesterol cao nhất có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp tăng 54%. 
  • Nam giới có mức HDL cholesterol cao nhất có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thấp hơn 32%.

 

Các nhà nghiên cứu cũng thực hiện một nghiên cứu tương tự trên nữ giới với thời gian theo dõi khoảng 11 năm và tìm thấy kết quả tương tự. Nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy những phụ nữ khỏe mạnh có mức cholesterol cao hơn có nhiều khả năng bị tăng huyết áp hơn những người có mức cholesterol thấp hơn.

 

 

Kiểm soát tốt nguy cơ cho cả tăng huyết áp và tăng cholesterol

Một tin tốt lành là cả hai yếu tố nguy cơ này đều có thể được kiểm soát tốt và phòng ngừa ngay từ đầu. Nếu cần phải điều trị bằng thuốc thì các loại thuốc sẵn có hiệu quả trong việc kiểm soát cả tăng huyết áp và tăng cholesterol. Điều quan trọng nhất vẫn là duy trì việc khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng hoặc tối thiểu 1 năm một lần, theo dõi kỹ lưỡng các chỉ số huyết áp và nồng độ cholesterol.

 

Tích cực thay đổi lối sống cũng góp phần đáng kể cải thiện sức khỏe tổng thể, sức khỏe tim mạch một cách tự nhiên, cũng là biện pháp hiệu quả để chống lại bất kỳ sự tác động gây hại nào khác cho cơ thể. 

 

Hãy thử thay đổi một số thói quen lành mạnh đơn giản sau đây:

Không hoặc bỏ thuốc lá.

Duy trì vận động thể chất, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 150 phút một tuần.

Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ, rau xanh, trái cây các loại và chất béo có nguồn gốc từ các loại cá béo và các loại hạt.

Hạn chế tối đa chất béo bão hòa, muối và bột đường.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên khoa