Kiến thức y học

Mối liên hệ mất thiết giữa tăng huyết áp và tiểu đường típ 2 (phần 1)

Cập nhật lúc: 4:14:07 CH - 02/12/2021

Tăng huyết áp và tiểu đường típ 2 đều là bệnh mạn tính do hội chứng chuyển hóa, chủ yếu liên quan đến béo phì và tim mạch. Cả tăng huyết áp và tiểu đường đều có chung một số nguyên nhân cơ bản và một số yếu tố nguy cơ.

 



 

Tăng huyết áp và tiểu đường típ 2 đều là bệnh mạn tính do hội chứng chuyển hóa, chủ yếu liên quan đến béo phì và tim mạch. Cả tăng huyết áp và tiểu đường đều có chung một số nguyên nhân cơ bản và một số yếu tố nguy cơ. Chúng góp phần làm tăng các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và tác động tiêu cực qua lại lẫn nhau. 

 

Tăng huyết áp cũng là một tình trạng thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường típ 2. Các nghiên cứu khoa học cho thấy có có thể có mối liên hệ giữa tăng huyết áp và tiểu đường. Một số yếu tố nguy cơ chung của 2 bệnh lý này là do thể trạng thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều muối và chất béo bão hòa, mắc phải một số bệnh lý mạn tính khác, lối sống ít hoặc không vận động thể chất. 

 

 

Tăng huyết áp diễn biến âm thầm nên rất nhiều người bị tăng huyết áp mà không hay biết. Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới năm 2013 cho thấy tiểu đường típ 2 là nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp. 

 

Một người thường được bác sĩ chẩn đoán tăng huyết áp thông qua việc khám sức khỏe tổng quát, đo huyết áp và thực hiện một số cận lâm sàng cần thiết. Khi đo huyết áp, huyết áp được xác định dựa vào 2 chỉ số:

 

Huyết áp tâm thu là chỉ số trên, cho biết áp lực cao nhất của máu lên động mạch khi tim co bóp, thể hiện khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan. (Ngắn gọn: Huyết áp tâm thu là chỉ số trên, khi tim co bóp)

Huyết áp tâm trương là chỉ số dưới, cho biết áp lực được duy trì bởi các động mạch khi tim giãn ra, khoảng nghỉ giữa các nhịp đập. (Ngắn gọn: Huyết áp tâm thu là chỉ số dưới, khi tim được thư giãn) 

 

Theo bảng tiêu chuẩn đánh giá huyết áp của AHA thì người bị tiểu đường có chỉ số huyết áp dưới 120/80 mmHg được xem là bình thường và tăng huyết áp khi chỉ số lớn hơn 140/90 mmHg. 

 

Theo khuyến cáo y khoa, người khỏe mạnh trên 20 tuổi có huyết áp thấp hơn 120/80 mmHg nên kiểm tra huyết áp hai năm một lần, người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn.

 

Nếu bị tiểu đường típ 2, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp tối thiểu 4 lần một năm. Nếu bị kết hợp vừa tiểu đường típ 2 và tăng huyết áp, bác sĩ có thể đề nghị bạn tự theo dõi và kiểm tra chỉ số huyết áp mỗi ngày.

 

 

Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp cùng tiểu đường típ 2 

 

Sự kết hợp của tăng huyết áp và tiểu đường típ 2 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, làm gia tăng đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh thận và bệnh võng mạc.

 

Ngoài ra, tăng huyết áp mạn tính còn làm tăng tốc độ “lão hóa” của não bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng suy nghĩ. Các mạch máu trong não bộ rất dễ bị tổn thương do huyết áp tăng cao. Điều này trở thành một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ và sa sút trí tuệ. 

 

Tiểu đường không được kiểm soát không là yếu tố chính gây ra tăng huyết áp. Khả năng đau tim và đột quỵ tăng theo cấp số nhân nếu có nhiều hơn các yếu tố nguy cơ:

(1) Tuổi tác, đặc biệt là người cao tuổi

(2) Bệnh sử gia đình mắc bệnh tim

(3) Chế độ ăn uống nhiều chất béo, bột đường, muối

(4) Lối sống ít hoặc không vận động thể chất

(5) Cholesterol cao

(6) Thể trạng thừa cân, béo phì, béo bụng

(7) Nghiện hút thuốc lá

(8) Lạm dụng rượu bia

(9) Mắc các bệnh mạn tính khác hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ,


 

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ cũng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu khi mang thai sẽ ít bị tăng huyết áp hơn. Nếu được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ protein trong nước tiểu. Lượng protein trong nước tiểu cao có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Các dấu hiệu khác khi thực hiện xét nghiệm máu cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn như men gan và chức năng thận bất thường và số lượng tiểu cầu thấp. 

 

Tăng huyết áp và tiểu đường típ 2 là hai trong bốn bệnh mạn tính phổ biến thế giới cùng với tim mạch và bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD). Nhóm bệnh không lây nhiễm này chưa cách điều trị khỏi hẳn nhưng vẫn có thể chung sống khỏe mạnh và hạnh phúc bằng những thói quen đơn giản như duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên tránh quá sức, kiểm tra huyết áp và đường huyết mỗi ngày nếu đang điều trị, tuyệt đối không bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ và theo lịch hẹn của bác sĩ.

 

 

 

 

Bệnh viện An Sinh 

(*) Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên khoa