Kiến thức y học

Viêm xoang - những thông tin bạn cần biết

Cập nhật lúc: 11:17:04 SA - 18/07/2020

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến, cả người lớn và trẻ em đều là đối tượng có thể mắc bệnh. Bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, cuộc sống... 

 



 

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến, cả người lớn và trẻ em đều là đối tượng có thể mắc bệnh. Bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, cuộc sống mà còn có thể dẫn gây ra nhiều biến chứng sức khỏe khác.

 

Bệnh viêm xoang được gọi chung là viêm mũi xoang, xảy ra khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại mà chủ yếu là vi khuẩn, khiến lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm gây ra tình trạng phù nề, tăng tiết nhầy và làm cho các xoang bị tắc nghẽn.

 

 

Tùy theo thời gian mắc bệnh, viêm xoang được phân thành 2 dạng chính:

  • Cấp tính: Bệnh diễn tiến và tự khỏi trong thời ngắn, khoảng dưới 4 tuần
  • Mạn tính: Bệnh kéo dài, dai dẳng không dứt, khoảng trên 3 tháng

 

 

Nguyên nhân gây viêm xoang

 

  • Nhiễm nấm, virus, vi khuẩn;
  • Thường bị dị ứng thức ăn, thời tiết, không khí, mùi hương…;
  • Sức đề kháng kém, vi khuẩn dễ xâm nhập gây suy yếu niêm mạc hô hấp;
  • Thói quen sinh hoạt, khó giữ và không vệ sinh mũi thường xuyên;
  • Chấn thương do hoạt động hoạt chơi các môn thể thao gây tổn thương vùng xoang mũi;
  • Bơi lội cũng là tác nhân gây bệnh viêm xoang.

 

 

Triệu chứng viêm xoang thường gặp

 

  • Đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má;
  • Ho dai dẳng, kéo dài, đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm;
  • Dịch mũi chảy xuống vùng họng, dịch trong hoặc có kèm mủ;
  • Ngứa mũi và hắt hơi liên tục;
  • Tắc mũi, nghẹt mũi một hoặc hai bên mũi;
  • Giảm khả năng khứu giác, khó hoặc không ngửi thấy mùi;
  • Hơi thở có mùi khó chịu, cảm giác đau răng ở hàm trên;
  • Đau hoặc sưng vùng quanh mắt, khiến tầm nhìn bị hạn chế;
  • Sốt…

 

 

Yếu tố tăng nguy cơ viêm xoang

 

  • Thời tiết chuyển mùa, khí hậu ô nhiễm;
  • Môi trường làm việc thường tiếp xúc với các chất gây dị ứng;
  • Bị rối loạn miễn dịch;
  • Bị hen suyễn;
  • Hút thuốc lá;
  • Biến chứng từ các bệnh lý khác.

 

 

Phòng bệnh viêm xoang

 

  • Uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch nhầy trong mũi;
  • Điều trị sớm và khỏi hẳn các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhất là cảm cúm;
  • Vệ sinh mũi thường xuyên, không để tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài;
  • Không tự ý dùng các loại thuốc xịt mũi, dung dịch nhỏ mũi khi chưa có chỉ định của bác sĩ;
  • Kiểm soát tốt stress, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài;
  • Đeo khẩu trang khi đi đường, đặc biệt là khi tiếp xúc với nơi nhiều khói bụi, hóa chất;
  • Kê cao đầu vừa phải khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng nghẹt mũi;
  • Dùng gạc ấm đặt lên vùng xoang 4 lần một ngày, khoảng từ 1 đến 2 giờ;
  • Rèn luyện thể chất, tập thể dục thể thao điều độ để nâng cao sức đề kháng;
  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết và tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây tươi, các loại cá, các loại hạt…;
  • Không hút thuốc, không sử dụng các loại thức uống không lành mạnh như rượu, bia;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý tai mũi họng.

 

 

Bệnh viện An Sinh