Kiến thức y học

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Cập nhật lúc: 8:04:07 SA - 02/07/2020

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch...

 

 




Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

 

 

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

 

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu.

 

 

Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

 

  • Trẻ em và người lớn không được chích ngừa vaccine bạch hầu;
  • Sống trong khu dân cư đông đúc hoặc điều kiện vệ sinh không đảm bảo;
  • Đi du lịch đến khu vực đang có dịch bệnh bạch hầu.


 

Dấu hiệu mắc bệnh bạch hầu


Biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt nhẹ, ho, khàn tiếng, mệt mỏi, chán ăn… rất dễ nhầm với nhiều bệnh lý khác. Sau khoảng 2 đến 3 ngày xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Bệnh có thể khỏi hoặc trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong trong vòng 6 - 10 ngày.


Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.


 

Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào?


Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu khi ho, hắt hơi, đặc biệt ở khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. 


Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bạch cầu, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám, chẩn đoán có phải bệnh bạch cầu không và để được điều trị kịp thời.


  

Vaccine phòng bệnh bạch hầu


Tại Việt Nam, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ hoàn toàn. Chích ngừa vaccine có thành phần ngừa bạch hầu là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

 

 

Bệnh viện An Sinh có các loại vaccine phòng bệnh bạch hầu sau đây:

 

 

TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

 

Vaccine 6 trong 1 (Vaccine Hexaxim, sản xuất: Pháp; Infanrix Hexa, sản xuất: Bỉ)

Phòng 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mũ do Hib.

Dành cho trẻ  2 tháng đến 24 tháng tuổi.

Lịch chích ngừa: 4 mũi

  • Mũi 1, 2, 3: Trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi
  • Mũi 4: Trẻ 16 - 18 tháng tuổi 

 

Vaccine 5 trong 1 (Vaccine Pentaxim, sản xuất Pháp)

Phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mũ do Hib

Dành cho trẻ từ 2 - 24 tháng tuổi

Lịch chích ngừa 4 mũi:

  • Mũi 1, 2, 3: Trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi
  • Mũi 4: Khi trẻ 16 - 18 tháng tuổi

 

Vaccine 4 trong 1 (Vaccine Tetraxim, sản xuất: Pháp)

Phòng 4 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt

Dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi

Lịch chích ngừa: 5 mũi

  • Mũi 1, 2, 3: Trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi
  • Mũi 4: Trẻ 16 - 18 tháng tuổi
  • Mũi nhắc: Trẻ từ 4 - 6 tuổi


 

TRẺ TỪ 4 TUỔI TRỞ LÊN VÀ NGƯỜI LỚN


Vaccine 3 trong 1 (Vaccine Boostrix, sản xuất Bỉ)

Phòng 3 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván

Lịch chích ngừa:

  • Chích ngừa 1 mũi duy nhất, chích nhắc sau 10 năm.
  • Có thể xem xét chỉ định cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ.

 

 

Bệnh bạch hầu nguy hiểm ra sao?

 

Bệnh bạch hầu có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:

 

  • Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim.
  • Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
  • Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6 - 10 ngày.

 

 

Chủ động phòng bệnh bạch hầu

 

  • Chích ngừa vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu, đủ mũi và đúng lịch;
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch;
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi;
  • Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày;
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh;
  • Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng;
  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc mắc bệnh bạch hầu, nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời và cách ly khi cần thiết;
  • Nếu ở trong ổ dịch, cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và chích ngừa vaccine phòng bệnh theo chỉ định và hướng dẫn của cơ quan y tế.

 

 

Bệnh viện An Sinh