Kiến thức y học

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa nhiễm virus và bệnh tật ở trẻ sơ sinh trong bốn tháng đầu đời

Cập nhật lúc: 8:30:44 SA - 22/04/2020

Một nghiên cứu cho biết, trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ sẽ mang ít vi khuẩn gây hại cho đường ruột non yếu hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức.



 

 

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa nhiễm virus và bệnh tật ở trẻ sơ sinh trong bốn tháng đầu đời

  • Các nhà khoa học ở Mỹ đã nghiên cứu mẫu phân ở trẻ sơ sinh để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm virus;
  • Ở trẻ mới sinh, có rất ít hoặc không tìm thấy dấu hiệu virus xâm nhập vào bên trong đường ruột;
  • Nghiên cứu tìm thấy 30% trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức bị nhiễm virus khi bốn tháng tuổi;
  • Nhưng chỉ có 9% trẻ sơ sinh cùng độ tuổi bị nhiễm virus khi được nuôi bằng sữa mẹ.

 

Một nghiên cứu cho biết, trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ sẽ mang ít vi khuẩn gây hại cho đường ruột non yếu hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức.

 

Các nhà khoa học đã nghiên cứu dựa trên mẫu phân su của 20 trẻ sơ sinh trong bốn ngày mới sinh và một nhóm khác gồm 124 trẻ trong độ tuổi từ một đến bốn tháng tuổi.

 

Bằng chứng được tìm thấy từ mẫu phân cho thấy, trẻ được nuôi theo chế độ hỗn hợp, có nghĩa là kết hợp vừa sữa mẹ và sữa công thức, làm ức chế mạnh mẽ sự tích tụ của quần thể virus trong ruột ở trẻ sơ sinh.

 

Ít hơn một phần mười (9%) trẻ sơ sinh bốn tháng tuổi, được nuôi bằng sữa mẹ hoặc kết hợp vừa sữa mẹ và sữa công thức bị nhiễm virus. Tuy nhiên, có tới 30% trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa công thức bị nhiễm virus cũng trong độ tuổi này.

 

Một nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ mang ít virus có hại vào trong đường ruột non yếu hơn những trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa công thức. Ít hơn một phần mười (9%) trẻ sơ sinh bốn tháng tuổi bị nhiễm virus khi được nuôi bằng sữa công thức hoặc có kết hợp sữa mẹ và sữa công thức.

 

Bác sĩ Frederic Bushman, người đứng đầu nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania, cho biết: “Những phát hiện này nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn lý do tại sao một số trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh và phát triển các bệnh nhiễm trùng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng trong những tháng đầu đời.”

 

“Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu, được xem là liều kháng sinh tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng ởtrẻ sơ sinh. Theo số liệu nghiên cứu của chúng tôi và thu thập từ các nguồn khác cho thấy, tốt nhất hãy nên nuôi con bằng sữa mẹ vì nhiều giá trị lợi ích đối với sức khỏe của trẻ”

 

Các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu và chủng loại virus được tìm thấy trong mẫu phân đầu tiên ở trẻ sơ sinh, hay còn gọi là phân su, và mẫu phân sau đó của trẻ tại hai quốc gia là Hoa Kỳ và Botswana.

 

Thông qua xét nghiệm sàng lọc sơ sinh (lấy máu gót chân) và sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng, đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra những loại virus có trong đường ruột của trẻ sơ sinh.

 

Virus được phát hiện thấy bao gồm những chủng loại có thể gây ra những tổn thương cho dạ dày ở trẻ sơ sinh.

 

Khi vừa lọt lòng mẹ, trẻ sơ sinh có ít hoặc không có dấu hiệu bị nhiễm virus, nhưng khi trẻ được một tháng tuổi, các vi khuẩn và virus có trong đường ruột có thể trở nên ổn định hơn.

 

Khoảng một tỷ virus đã được tìm thấy trên mỗi gram trong đường ruột ở trẻ. Phần lớn làn sóng đầu tiên tấn công vào đường ruột non yếu ở trẻ sơ sinh là nhóm các vi sinh vật có kích thước vô cùng nhỏ, thuộc loại ký sinh trùng.

 

Khi được bốn tháng tuổi, những loại virus có trong đường ruột ở trẻ sơ sinh, gồm có cả những loại virus được tìm thấy ở người lớn, có khả năng phát triển và nhân rộng trong tế bào cơ thể con người, sau đó gây ra bệnh.

 

Sữa mẹ còn được xem là liều vaccine tự nhiên, giúp cơ thể trẻ tự tạo hệ miễn dịch bẩm sinh, từ đó, bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng và bệnh tật, nhưng các nhà nghiên cứu khoa học vẫn chưa thể hiểu được một cách đầy đủ để lý giải cho câu hỏi tại sao.

 

Tuy nhiên, trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu cho biết, các dưỡng chất thiết yếu có trong sữa mẹ có quyền năng tiêu diệt những lại virus bao gồm kháng thể từ mẹ, đường và protein.

 

Theo quan sát thấy được, trẻ sơ sinh ở hai quốc gia Mỹ và Botswana đều được hưởng những lợi ích tương tự, không thấy có sự khác biệt từ việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, nhiều loại virus gây hại được tìm thấy trong mẫu phân ở những trẻ sơ sinh bốn tháng tuổi ở quốc gia Châu Phi này nhiều hơn so với trẻ sơ sinh ở Mỹ.

 

“Khu vực sinh sống của mẹ và trẻ sơ sinh cũng có tầm ảnh hưởng nhất định, bởi do chủng loại và số lượng vi sinh vật mà trẻ sơ sinh tiếp xúc với môi trường”, Bác sĩ Guanxiang Liang, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết.

 

“Điều đáng mừng là những trẻ sơ sinh được sinh ra ở Botswana dường như vẫn được hưởng nhiều lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ, dù là trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn hay có kết hợp thêm sữa công thức.”

 

Nghiên cứu cho thấy, việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn hoặc một phần cũng giúp tăng cường bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm trùng, bao gồm cả các bệnh lý về dạ dày, đường ruột do virus, dẫn đến bị tiêu chảy và nôn mửa.

 

Ở Anh, rotavirus là một loại vi rút có trong dạ dày, thường tấn công trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và là thủ phạm chính gây viêm dạ dày ruột ở trẻ sơ sinh.

 

Trên thế giới, viêm dạ dày ruột cấp tính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Mỗi năm, có khoảng từ 600.000 đến 875.000 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã bị thiệt mạng vì căn bệnh này.

 

Tại Việt Nam, vaccine phòng tiêu chảy do rotavirus được cho trẻ sơ sinh uống từ 6 tuần tuổi trở lên, uống 2 lần cách nhau ít nhất 1 tháng và nên uống trước 6 tháng tuổi (chú thích Bệnh viện An Sinh)

 

Chính sách y tế ở Anh được đưa ra, nhằm hướng đến mục tiêu và khuyến khích để tất cả trẻ sơ sinh đều được nuôi bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ đủ sáu tháng tuổi nếu có thể. Nhưng tỉ lệ hiện tại không vượt quá mức này.

 

Trong khoảng 46% đến 48% trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn hoặc một phần ở Anh cho đến khi trẻ được 6 hoặc 8 tuần tuổi. Và tỉ lệ trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác ở Châu Âu.

 

Năm 2016, một nghiên cứu được công bố, tỉ lệ trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ chỉ đạt 34% ở Anh, so với 49% ở Mỹ và 71% ở Na Uy.

 

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, bệnh bạch cầu, béo phì hoặc bệnh tim ở tuổi trưởng thành.

 

Các chuyên gia y khoa khuyến nghị, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người mẹ, đặc biệt giảm nguy cơ bị ung thư vú trong tương lai.

 

 

Bệnh viện An Sinh (Theo Daily Mail)