Tin tức và sự kiện

20 đại dịch bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại (phần 1)

Cập nhật lúc: 9:47:10 SA - 15/04/2020

Đại dịch bệnh có sức tàn phá khủng khiếp và làm thay đổi cả tiến trình lịch sử nhân loại trong suốt quá trình tồn tại của nó.



 

 

Trong suốt quá trình lịch sử, dịch bệnh đã tàn phá nhân loại, đôi khi còn làm thay đổi tiến trình lịch sử, thậm chí còn là báo hiệu kết thúc của một nền văn minh. Sau đây là 20 trong số những đại dịch bệnh có ảnh hưởng tồi tệ nhất trong lịch sự nhân loại, xuất hiện từ thời tiền sử cho đến thời hiện đại.

 

 

 

1. Đại dịch bệnh Circa (3000 trước công nguyên)

 

Cách đây khoảng 5000 năm trước, một dịch bệnh đã càn quét một ngôi làng tiền sử ở Trung Quốc. Thi thể bệnh nhân được chất hàng đống trong một ngôi nhà và sau đó bị thiêu rụi. Dịch bệnh không loại trừ một ai. Những khung xương được tìm thấy bao gồm cả người lớn, thanh thiếu niên và trẻ nhỏ.

 

Khu khảo cổ được gọi là “Hamin Mangha” và là một trong những địa điểm được bảo tồn tốt nhất và lâu đời nhất ở phía Đông Bắc, Trung Quốc. Qua các nghiên cứu khảo cổ và nhân học cho thấy, tốc độ lây lan dịch bệnh xảy ra nhanh đến nỗi không có thời gian cho việc chôn cất những người đã tử vong.

 

Trước khi Hamin Mangha được phát hiện ra, một cuộc chôn cất hàng loạt thời tiền sử khác xảy ra cùng thời gian đã được tìm thấy tại một địa điểm khác có tên là Miaozigou, ở phía Đông Bắc, Trung Quốc. Khám phá này cho thấy, đại dịch đã tàn phá toàn bộ khu vực này.

 

 

 

2. Đại dịch bệnh Athens (430 trước công nguyên)

 

Parthenon, một trong những tòa nhà tọa lạc trên thành phố Athens. Thành phố này đã trải qua một đại dịch kéo dài 5 năm vào khoảng 430 trước công nguyên.

 

Khoảng vào năm 430 trước công nguyên, không lâu sau cuộc chiến giữa Athens và Sparta, một dịch bệnh đã tàn phá người dân ở Athens và kéo dài trong khoảng thời gian 5 năm. Số liệu người chết ước tính lên đến 100.000 người. Nhà sử học người Hy Lạp Thucydides (460 - 400 trước Công Nguyên) đã ghi lại: “Những người có sức khỏe tốt đột nhiên bị tấn công bởi những cơn bốc hỏa dữ dội ở đầu, mắt đỏ ngầu, cổ họng và lưỡi cũng bị viêm sưng, hơi thở yếu ớt” (bản dịch của Richard Crawley từ cuốn “Lịch sử của cuộc chiến Peloponnesian”, London Dent, năm 1914).

 

Từ lâu, dịch bệnh này đã trở thành đề tài tranh luận giữa các nhà khoa học, một số dịch bệnh khác cũng được đưa ra, bao gồm cả bệnh thương hàn và Ebola. Nhiều học giả cho rằng, tình trạng quá tải gây ra bởi chiến tranh đã làm dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn. Quân đội của Sparta mạnh hơn, buộc người dân Athens phải đi lánh nạn sau khi một loạt những chiến binh tử nạn, được gọi là “những bức tường dài” bảo vệ thành phố của họ. Bất chấp dịch bệnh, cuộc chiến vẫn tiếp diễn cho đến năm 404 trước công nguyên, khi Athens bị buộc phải đầu hàng Sparta.

 

 

 

3. Đại dịch bệnh Antonine (165 - 180)

 

Đại dịch Antonine. Đại dịch Antonine từ năm 165 đến 180, còn được gọi  Đại dịch Galen (tên của bác sĩ Hy Lạp sống ở Đế quốc La Mã đã mô tả bệnh dịch này),  một đại dịch cổ đại đã được đưa tới Đế quốc La Mã bởi lực lượng quân đội trở về từ các chiến dịch tại vùng Cận Đông.

 

Khi những người lính trở về từ Đế quốc La Mã sau cuộc chiến, họ đã mang về nhiều chiến lợi phẩm hơn. Đó chính là căn bệnh dịch hạch Antonie, có thể là bệnh đậu mùa, gây tổn thất ngân sách nặng nề cho quân đội và đã giết chết hơn 5 triệu người ở Đế quốc La Mã. Thông tin này được April Pudsey, một giảng viên cao cấp về Lịch sử La Mã tại Đại học Manchester Metropolitan đã viết trong một bài báo được xuất bản trong cuốn sách “Khuyết tật trong thời cổ đại”, Routledge, vào năm 2017)

 

Nhiều nhà sử học tin rằng, dịch bệnh đầu tiên xuất hiện ở Đế quốc La Mã là bởi những người lính trở về nhà sau một cuộc chiến chống lại Parthia. Dịch bệnh đã góp phần chấm dứt Pax Romana (Hòa bình La Mã), giai đoạn từ năm 27 trước công nguyên đến năm 180, khi Rome đang ở đỉnh cao quyền lực. Sau năm 180, sự bất ổn gia tăng trên khắp Đế quốc La Mã, khi trải qua nhiều cuộc nội chiến và xăm lăng của những nhóm “man rợ”. Kitô giáo ngày càng phát triển trong thời gian sau dịch bệnh xảy ra.

 

 

 

4. Đại dịch bệnh Cyprian (250 -  217)

 

Tên của dịch bệnh này được đặt theo tên Thánh Cyprian, một giám mục của Carthage (một thành phố ở Tunisia), người mô tả dịch bệnh báo hiệu ngày tận thế, bệnh dịch hạch Cyprian. Chỉ tính riêng ở Rome, con số ước tính dịch bệnh đã cướp đi 5000 sinh mạng mỗi ngày. Vào năm 2014, dường như các nhà khảo cổ học ở Luxor đã tìm thấy nơi chôn cất hàng loạt thi thể người bị bệnh dịch hạch. Cơ thể người bệnh được phủ một lớp vôi dày (trong lịch sử được sử dụng như một chất khử trùng). Các nhà khảo cổ học tìm thấy ba lò thiêu được sử dụng để sản xuất vôi và người bệnh dịch hạch bị thiêu rụi trong một đống lửa lớn.

 

 

5. Đại dịch bệnh Justinian (541 - 542)

 

Đế quốc Byzantine bị tàn phá bởi bệnh dịch hạch, đánh dấu sự khởi đầu suy tàn của nó. Bệnh dịch tái phát định kỳ sau đó. Con số ước tính cho thấy có tới 10% dân số thế giới đã chết vì dịch bệnh này.

 

Bệnh dịch này được đặt theo tên của Hoàng đế Byzantine Justinian (trị vì vào năm 527 - 565). Dưới triều đại của mình, Đế chế Byzantine đã đạt đến mức quyền lực tối cao, kiểm soát toàn bộ lãnh thổ trải dài từ Trung Đông đến Tây Âu. Hoàng đế Justinian đã cho xây dựng một nhà thờ lớn, được gọi là Hagia Sophia (Trí tuệ Thánh) ở Constantinople (ngày nay là Istanbul), thủ đô của Đế quốc Byzantine. Hoàng đế Justinian cũng bị mắc phải bệnh dịch hạch nhưng được cứu sống. Tuy nhiên, Đế quốc Justinian cũng mất dần lãnh thổ trong thời gian dịch bệnh xảy ra.

 

 

 

6. Đại dịch “Cái chết đen” (1346 - 1353)

 

Đại dịch “Cái chết đen” đi từ Châu Á đến Châu Âu, sự trỗi dậy của nó đã để lại sự tàn phá khủng khiếp. Theo con số ước tính, hơn một nửa dân số Châu Âu bị xóa sổ bởi đại dịch này. Bệnh dịch được gây ra bởi một chủng vi khuẩn có tên là Yersinia Pestis, có khả năng gây tuyệt chủng ngày nay và được lây lan bởi bọ chét trên các loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh. Thi thể của các người bệnh được chôn cất trong các ngôi mộ tập thể.

 

Bệnh dịch tạo nên công cuộc làm thay đổi tiến trình lịch sử Châu Âu. Rất nhiều người đã thiệt mạng, lao động trở nên khó tìm hơn. Người lao động được trả mức lương cao hơn và chấm dứt chế độ nông nô ở Châu Âu. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, các nhân công còn sống sót được hưởng nguồn thực phẩm thịt và bánh mì chất lượng cao hơn. Việc thiếu nguồn nhân công giá rẻ đã góp phần thúc đẩy việc phát triển đổi mới công nghệ tại Châu Âu.

 

 

 

7. Đại dịch bệnh Cocciztli (1545 - 1548)

 

Nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra dịch bệnh Cocciztli, một dạng sốt xuất huyết do vi rút gây ra, đã giết chết 15 triệu cư dân ở Mexico và Trung Mỹ. Trong số cộng đồng bị suy yếu vì hạn hán khắc nghiệt, căn bệnh này là một đại thảm họa cho người dân nơi đây. Cocoliztil là từ tiếng Aztec, có nghĩa là dịch hại.

 

Một nghiên cứu gần đây đã tiến hành xét nghiệm DNA từ các bộ xương ở những người bệnh được tìm thấy cho biết, họ bị nhiễm bệnh từ phân của loài Salmonella có tên khoa học là S. Paratyphi C, nguyên nhân gây sốt cao, bao gồm bệnh thương hàn. Cơ thể sốt cao, mất nước và các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá… vẫn là một mối đe dọa lớn cho sức khỏe hiện nay.

 

 

 

8. Đại dịch bệnh Mỹ, ở thế kỷ 16

 

Bệnh dịch hạch ở Mỹ xuất hiện ở một nhóm người Á - Âu lây sang đến Châu Mỹ, được các nhà thám hiểm Châu Âu phát hiện ra. Nhóm dịch bệnh này, bao gồm cả bệnh đậu mùa, đã góp phần làm sụp đổ nền văn minh Inca và Aztec. Theo số liệu thống kê cho thấy 90% dân số bản địa ở Tây Bán Cầu đã bị giết chết bởi dịch bệnh này.

 

Mặt khác, dịch bệnh này đã giúp một lực lượng Tây Ban Nha do Hernán Cortés lãnh đạo chinh phục thủ đô Tenochtitlán của Aztec vào năm 1519, và một lực lượng Tây Ban Nha khác do Francisco Pizarro lãnh đạo đã chinh phục người Inca vào năm 1532. Người Tây Ban Nha chiếm lãnh thổ của cả hai đế quốc này. Trong cả hai trường hợp, quân đội Aztec và Incan đều bị tàn phá bởi dịch bệnh và không thể chống lại với các lực lượng của Tây Ban Nha. Khi các công dân của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Hà Lan bắt đầu khám phá, chinh phục và định cư ở Tây Bán Cầu, họ cũng được giúp đỡ, bởi thực tế, dịch bệnh đã làm suy giảm đáng kể quy mô của bất kỳ nhóm bản địa nào chống lại họ.

 

 

 

9. Đại dịch bệnh London (1665 - 1666)

 

Đại dịch lớn cuối cùng của “Cái chết đen” ở Anh đã tạo ra một cuộc di cư hàng loạt từ London, do vua Charles II lãnh đạo. Bệnh dịch bắt đầu vào tháng 4/1665 và nhanh chóng lây lan rộng khắp trong những ngày tháng mùa hè nóng bức. Bọ chét từ loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh là một trong những nguyên nhân chính gây lây truyền dịch bệnh. Vào thời điểm dịch bệnh kết thúc, có khoảng 100.000 người chết, bao gồm 15% dân số London. Nhưng sự đau khổ vẫn chưa chấm dứt tại thành phố này. Vào ngày 2/9/1666, trận đại hỏa hoạn ở London bắt đầu thiệu rụi một phần lớn thành phố này chỉ trong vòng 4 ngày.

 

 

 

10. Đại dịch bệnh ở Marseille (1720 – 1723)

 

Lịch sử ghi nhận, đại dịch bệnh ở Marseille được bắt đầu khi con tàu có tên Grand-Saint-Antoine cập cảng ở Marseille, Pháp. Con tàu chở hàng hoá từ phía Đông Địa Trung Hải. Mặc dù đã được kiểm dịch, bệnh dịch vẫn xâm nhập vào thành phố, nguyên nhân lây lan có thể khởi phát từ bọ chét trên các loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh dịch.

 

Trong thời gian 3 năm, bệnh dịch lây lan nhanh chóng và cướp đi 100.000 sinh mạng ở Marseille và các khu vực lân cận. Người ta ước tính con số lên tới 30% dân số của Marseille đã chết. 

 

 

Theo LiveScience