Sinh hoạt khoa học

Sinh hoạt khoa học: Nhiễm độc thuốc gây tê tại chỗ

Cập nhật lúc: 10:49:40 SA - 21/06/2018



 

Chủ đề: Nhiễm độc thuốc gây tê tại chỗ

Chủ tọa: BS. CKII. Lưu Tuấn Khang - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp

Báo cáo viên: BS. CKI. Nguyễn Thanh Nguyện - Khoa Ngoại tổng hợp

Thời gian: 14:00 giờ, thứ tư, ngày 20.6.2018

Địa điểm: Hội trường A lầu 4 Bệnh viện An Sinh

Thành phần tham dự: Ban Giám đốc Bệnh viện An Sinh, Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên và nhân viên toàn bệnh viện.

 

Thuốc gây tê là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong y khoa. Do đặc tính ức chế tạm thời có hồi phục dẫn truyền thần kinh. Đây là một trong những loại thuốc thiết yếu được sử dụng để giảm đau rất hiệu quả trong các loại đau cấp liên quan đến phẫu thuật, thủ thuật, sinh nở, can thiệp từ nhỏ đến lớn cũng như để điều trị trong nhiều bệnh lý khác nhau.

 

Hầu hết các trường hợp dùng thuốc tê đều an toàn nếu tôn trọng các nguyên tắc như liều sử dụng, phương pháp gây tê, vùng gây tê, tốc độ bơm thuốc… Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và mức độ nặng của ngộ độc thuốc tê. Yếu tố cơ địa của từng người bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới tính độc của thuốc tê. Ngộ độc thuốc tê là tình trạng độc tính thuốc tê ảnh hưởng lên toàn thân, nổi trội ở hệ thần kinh trung ương và hệ tuần hoàn.

 

Ngộ độc thuốc tê nguy cơ cao ở nhóm người thể trạng gầy, suy dinh dưỡng, suy giảm chức năng các cơ quan thận, gan, tim…, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và người cao tuổi. Nhóm người dễ nhạy cảm với thuốc gây tê dù với liều lượng rất nhỏ. Tình trạng này có thể liên quan đến rối loạn chuyển hóa, hoàn toàn khác với hiện tượng phản ứng phản vệ theo cơ chế miễn dịch. 

 

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dị ứng của thuốc tê và đều rút ra một kết luận rằng, hiện tượng dị ứng phản vệ với thuốc tê, là cực kỳ hiếm hoặc thực sự không tồn tại. Trong phác đồ xử lý của Hội Gây tê vùng và Giảm đau Mỹ năm 2018 khuyến cáo tất cả tình trạng thay đổi về tính thần kinh hay tuần hoàn trong khi sử dụng thuốc tê cần phải nghĩ tới nguyên nhân ngộ độc. Vì 40% trường hợp ngộ độc thuốc tê có biểu hiện triệu chứng lâm sàng không điển hình.

 

Thường xuyên cập nhật những kiến thức về ngộ độc thuốc tê cho tất cả cán bộ và nhân viên bệnh có sử dụng thuốc tê trong công việc hàng ngày là việc cần thiết. Để tránh những trường hợp nhẫm lẫn dẫn đến sử dụng sai phác đồ điều trị, gây biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.

 

Một số hình ảnh trong buổi sinh hoạt khoa học "Nhiễm độc thuốc gây tê tại chỗ":

 

 

 

 

 

 

 

 

Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện An Sinh