Trang chủ  >   Y học thường thức   >   Bài viết

ĐAU TIM KHÔNG CÒN LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY TỬ VONG HÀNG ĐẦU Ở MỸ

Nghiên cứu mới cho biết trong 50 năm qua, khả năng sống sót sau cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) đã cải thiện rõ rệt, và đau tim không còn là nguyên nhân tử vong hàng đầu do bệnh tim mạch.
Trong khi tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim giảm, tử vong do các bệnh tim khác lại tăng do nhiều yếu tố như tỷ lệ mắc bệnh nền cao hơn.
Tử vong do bệnh tim mạch nói chung vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ.


Theo một báo cáo mới được công bố ngày 25/6 trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp tính đã giảm 89% từ năm 1970 đến 2022.

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch do thiếu máu cục bộ nghiêm trọng, làm hạn chế lưu lượng máu đến và đi từ tim. Năm 1970, bệnh tim thiếu máu cục bộ chiếm 91% ca tử vong liên quan đến bệnh tim mạch – đến năm 2022, tỷ lệ này chỉ còn 53%.

Dù tử vong do bệnh tim mạch nói chung đã giảm 66%, nhưng bệnh này vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Mỹ.


Tử vong do đau tim giảm – nhưng các bệnh tim khác gia tăng

Khi nhiều người sống sót sau cơn đau tim, các phân nhóm khác của bệnh tim mạch lại đang chiếm tỷ lệ tử vong cao hơn:

  • Suy tim: tăng 81%

  • Bệnh tim liên quan đến tăng huyết áp: tăng 106%

  • Rối loạn nhịp tim: tăng 450%

Các chuyên gia cho rằng báo cáo không khẳng định số cơn đau tim giảm, mà là khả năng điều trị và cứu sống sau đau tim đã cải thiện. Y học hiện đại – từ thuốc men, quy trình cứu sinh cho đến thiết bị cấp cứu – đã giúp tăng cơ hội sống sót rõ rệt.


Đau tim không tử vong – nhưng để lại hệ lụy

Cơn đau tim tuy không gây tử vong tức thì, nhưng có thể dẫn đến các bệnh tim mạn tính như suy tim và rối loạn nhịp tim.

Mô cơ tim sau nhồi máu có thể bị tổn thương vĩnh viễn, làm tim không hoạt động hiệu quả như trước. Mức độ suy tim có thể từ nhẹ đến nặng và vẫn có thể kiểm soát bằng thuốc, thay đổi lối sống.

Suy tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp thường gia tăng theo tuổi tác. Người sống sót sau đau tim giờ đây sống lâu hơn, nhưng cũng phải đối mặt với biến chứng kéo dài suốt đời.


Lối sống ảnh hưởng lớn đến tim mạch

Lối sống hiện đại – với các yếu tố như béo phì, tăng huyết áp, ít vận động, thực phẩm chế biến sẵn, hút thuốc, cholesterol cao, tiểu đường và stress – đang làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở Mỹ.

Thêm vào đó, yếu tố kinh tế xã hộicác biến chứng thai kỳ (tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ) cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt ở phụ nữ.

Tuy vậy, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang giảm cho thấy một số yếu tố nguy cơ đã được kiểm soát tốt hơn nhờ y học và can thiệp sớm.


Rối loạn nhịp tim tăng mạnh – nguy cơ cần quan tâm

Rối loạn nhịp tim – tình trạng tim đập không đều – được ghi nhận tăng 450% ca tử vong trong báo cáo. Có bốn loại phổ biến:

  • Nhịp tim chậm

  • Nhịp tim nhanh

  • Rối loạn nhịp thất

  • Rối loạn nhịp trên thất (rung nhĩ)

Dù nhiều trường hợp lành tính, nhưng rối loạn nhịp tim nặng có thể gây tử vong, nhất là khi tim không đủ khả năng bơm máu đến các cơ quan quan trọng như não, phổi.

Tầm soát định kỳ là điều cần thiết. Nếu cảm thấy tim đập bất thường, hãy đi khám để kiểm tra rối loạn nhịp tim, đặc biệt nếu bạn từng bị đau tim.


Giảm nguy cơ tử vong sau nhồi máu cơ tim

Một số biện pháp có thể giúp người bệnh sống sót sau cơn đau tim tránh rối loạn nhịp tim, bao gồm:

  • 4 loại thuốc cơ bản điều trị HFrEF (suy tim có phân suất tống máu giảm)

  • Statin

  • Phục hồi chức năng tim

  • Cấy máy khử rung tim (ICD)

  • Kiểm soát chứng ngưng thở khi ngủ

  • Thay đổi lối sống tích cực


8 bước giữ trái tim khỏe mạnh (Theo AHA)

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo:

  1. Ăn uống lành mạnh

  2. Hoạt động thể chất thường xuyên

  3. Bỏ thuốc lá

  4. Ngủ đủ và ngon giấc

  5. Giữ cân nặng hợp lý

  6. Kiểm soát cholesterol

  7. Kiểm soát đường huyết

  8. Kiểm soát huyết áp


Bệnh viện An Sinh
(Nguồn tham khảo: Healthline)
Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

Chia sẻ:

Bài viết liên quan